Fareed Zakaria – Một thế giới hậu Hoa Kỳ

Fareed Zakaria – Một thế giới hậu Hoa Kỳ

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Lời mở đầu cho ấn bản bìa mềm:

Chiếc xe đua chạy nhanh nhất thế giới

Thời hoàng kim nào cũng đến lúc chung cuộc. Càng hào nhoáng chừng nào, kết cục càng cháy bỏng chừng nấy. Cuộc đổ vỡ năm 2008 là sự xụp đổ tồi tệ nhất của thế giới kể từ năm 1929 và đã dẫn đến sự đình trệ kinh tế thê thảm nhất kể từ cuộc Đại suy thoái đến nay. Tất cả mọi biến chuyển trong năm qua đều không từng có thể tiên liệu được: sự hủy hoại của gần 50 trillion mỹ kim trong các tài sản kinh tế toàn cầu; việc quốc hữu hóa những công ty cho vay nợ nhà lớn nhất Hoa Kỳ; vụ khai phá sản lớn nhất lịch sử (Lehman Brothers); sự biến mất của các ngân hàng đầu tư; những gói kích thích và cứu chuộc quanh thế giới lên đến nhiều trillion dollars. Chúng ta đang sống qua thời đại chắc chhắn sẽ được nhớ lại để nghiên cứu trong nhiều thế hệ sau.

Làm thế nào chúng ta đã đến mức này ? Mỉa mai thay, tôi đã phải rút ra kết luận rằng nguyên nhân chính của cuộc đổ xụp này chính là – sự thành công. Môt phần tư thế kỷ qua đã là một sự tăng trưởng ngoạn mục. Cứ mỗi một thập niên hay tương tự, kích thước kinh tế toàn cầu tăng gấp đôi, từ 32 trillion mỹ kim trong năm 1999 lên đến 62 trillion vào năm 2008, lạm phát liên tục nằm ở mức thấp một cách đáng ngạc nhiên. Sự tăng trưởng kinh tế đã đến tận những khu vực mới. Trong khi các gia đình ở phương Tây dọn vào các ngôi nhà to hơn, mua sắm laptop và điện thoại di động, thì những nông dân đủ ăn ở Á Châu và châu Mỹ La tinh tìm được công ăn việc làm mới trong các thành phố phát triển nhanh. Ngay cả ở Phi châu, dân chúng cũng nhảy vào được thị trường toàn cầu để mua bán sản phẩm của mình. Ở mọi nơi chốn, giá cả hàng hóa đi xuống, trong khi sự thịnh vượng trong các hình thức đầu tư chứng khoán và địa ốc nhảy vọt. Những biểu thị kinh tế vĩ mô sẽ lập tức cho thấy tất cả câu chuyện. Trong năm 2006 và 2007, những năm đánh dấu cao trào của thời hoàng kim, 124 quốc gia – khoảng 2/3 tổng số các nước trên thế giới- đã nhanh chóng phát triển hơn 4 phần trăm hàng năm.

Nguyên nhân gì tạo nên thời đại phát triển toàn cầu ? Như tôi sẽ trình bày chi tiết trong tập sách này, đó chính là sự kết hợp của chính trị, kinh tế và sức mạnh của khoa học kỹ thuật.

Chính trị:

Cái chết của Liên bang xô viết đã dẫn đến một thế hệ tương đối ổn định về chính trị. Trong thời chiến tranh lạnh, đã từng xảy ra hàng chục cuộc chiến tranh dân sự, bạo loạn và các nhóm phiến loạn vũ trang được Liên Xô bảo trợ – và trong hầu hết các trường hợp này, Tây phương cũng đã tài trợ cho các đối tác của mình. Không có cạnh tranh về quyền lực, chiến tranh ít xảy ra hơn và nếu có xảy ra cũng chỉ ở bình diện nhỏ. Cũng có những ngoại lệ, như vụ đụng chạm đẫm máu ở Congo trong những năm 1990 và, dĩ nhiên, chủ nghĩa khủng bố như đã từng gây nên bởi Al Qaeda, nhưng trên tổng thể, thế giới đã tận hưởng được sự ổn định và hòa bình hơn là đã từng có trong suốt thế kỷ. Con số thương vong gây nên bởi các bạo hành chính trị tiếp tục suy giảm.

Kinh tế:

Sự xụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã khiến thị trường tự do tư bản chủ nghĩa trở thành lối thoát sinh tử duy nhất đề vận hành một nền kinh tế, khiến tạo khích lệ cho các chính phủ ở mọi nơi trở nên một bộ phận của hệ thống kinh tế quốc tế. Các thỏa hiệp mới và các cơ quan như WTO đã hoạt động để giảm bớt các rào cản nhằm hợp nhất thế giới. Các chính phủ từ Việt Nam đến Cam Bốt đều đã nhận thức được rằng họ không thể bỏ lỡ cuộc chạy đua đến thịnh vượng của cả toàn cầu. Các chính phủ này đã theo đuổi các chính sách hợp lý, giảm mức nợ nần và loại bỏ những trợ cấp nâng đỡ phi lý- không phải vì những con người như Bob Rubin hay Hank Paulson cưỡng ép họ phải hành động như thế, mà chính bởi vì họ có thể nhìn ra được những lợi điểm của việc di chuyển vào trong phương hướng ấy (và cái giá phải trả nếu không hành động như thế). Những cải tổ ấy khuyến khích đầu tư quốc tế và tạo nên các công ăn việc làm mới.

Ðồng thời, các ngân hàng trung ương đã học được cách điều khiển và làm dịu nhẹ chu kỳ thương mại, ngăn ngừa được những thay đổi giá cả bất nhất khiến có thể tổn hại đến công ăn việc làm, tài sản tiết kiệm , dẫn đến các bất ổn và cách mạng. Lấy Hoa Kỳ làm một thí dụ: Giữa những năm 1854 và 1919, cứ bốn năm lại xảy ra một lần suy thoái và mỗi lần như thế, sự suy thoái kéo dài đến hai năm tròn. Hai thập niên qua, Hoa Kỳ trải qua được tám năm tăng trưởng liên tục không hề bị gián đoạn bởi các suy thoái, và sự suy sụp, khi suy thoái xảy đến chỉ kéo dài có tám tháng. Thời kỳ ổn định này là thắng lợi của cuộc tấn công dài nhiều thế hệ vào nạn lạm phát. Khởi đầu với Paul Volcker vào những năm đầu 1980,các ngân hàng trung ương phát động cuộc chiến tranh chống lạm phát, xử dụng những công cụ cùn mẻ của chính sách tiền tệ để giữ cho giá cả hàng hóa được ổn định tương đối. Những chiến thuật được mài dũa trong cuộc chiến đấu ấy đã trở thành một trong những món hàng xuất khẩu thành công nhất của Hoa Kỳ. Vào năm 2007, chỉ có hai mươi ba quốc gia có mức lạm phát cao hơn 10 phần trăm, và chỉ một quốc gia – Zimbabwe – phải chịu khốn khổ vì lạm phát siêu.
Kỹ thuật.

Cuộc cách mạng tin học gia tốc thêm cho sự xuất hiện của một nền kinh tế toàn cầu đơn thể. Các chi phí về truyền thông xuống thấp, thông tin có thể truy cập được ở mọi nơi và sự kết hợp trở nên dể dàng hơn. Ðột nhiên, một cửa hàng bán những món hàng thể thao ở Nebraskan có thể có nguồn từ Trung Quốc, bán sang Âu châu, để rồi có sổ sách được thực hiện bởi các kế toán viên ở Bangalore.

Nhưng ảnh hưởng chính của tất cả những thành công này – lạm phát thấp, tăng trưởng toàn cầu, tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật – lại chính là sự ngạo mạn, hay nói một cách kỹ thuật hơn, là cái chết của sự rủi ro. Trong những năm 1990 và 2000 này, những người làm thương mại đã không còn lo lắng về các rủi ro chính trị – các hiểm nguy đến tăng trưởng kinh tế bởi các cú đảo chính, tấn công của khủng bố và các rối loạn xã hội. Tuy nhiên ít có các rủi ro về chính trị. Một sự táo bạo đã đơn giản mang lại một thể chế mới vẫn phải đối diện với các gò bó cũng như các cơ hội của một nền kinh tế toàn cầu. Sự ổn định căn bản của thế giới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đã kéo dài, bất chấp chủ nghĩa khủng bố cùng đôi lúc tai họa.

Chính những người làm thuơng mại ấy đã ít chú ý đến một vấn nạn rất quen thuộc ở cận kề hơn trong nước : rủi ro về kinh tế. Như Alan Greenspan, họ cho rằng sự phát triển của các sản phẩm tài chính phức tạp đã thực sự giảm thiểu được rủi ro bằng cách phân tán ra rộng rãi. Họ đã tin rằng các mức nợ từng có lúc được xem là nguy hiểm hiện đã có thể kiểm soát được căn cứ vào những gì họ tưởng đã thay đổi được các tình huống mãi mãi. Kết quả là, các nhà đầu tư đã dồn tài sản vào loại vốn thông thường được xem là những loại đầu tư nguy hiểm, tất cả cho những hứa hẹn ít ỏi. Trải rộng tín dụng ra- sự khác biệt lợi tức giữa trái phiếu của ngân khố Hoa Kỳ, thường được coi như một loại đầu tư an toàn nhất thế giới, với trái phiếu của những công ty có thành tích giới hạn – đã ở mức thấp kỷ lục. Những quốc gia bất ổn như Ecuador và các công ty bấp bênh như Chrysler có thể vay mượn được rẻ gần như ngang với chính phủ Hoa kỳ (Dĩ nhiên là vào năm 2009, Ecuador đã không trả được nợ và Chrysler đã ngăn ngừa được sự khánh tận chỉ nhờ vào sự cứu chuộc phút chót của chính phủ). Và bởi vì nợ rẻ, những người cho vay nợ và giới chủ nhà đã xử dụng quá đà, tiêu xài vượt ra ngoài khả năng của họ. Các ngân hàng và những nhà đầu tư vốn cung cấp tất cả các đồng nợ rẻ mạt ấy đã được bảo đảm bởi những két bạc to đùng của những tập đoàn- với các lợi nhuận tăng vọt gấp đôi trong suốt liên tục mười tám quý liền giữa 2002 và 2006- và tỉ lệ khai phá sản xuống thấp dưới mức trung bình. Những ngày nắng đẹp tưởng như không bao giờ có thể chấm dứt.

Kinh tế thế giới đã trở thành tương tự như một chiếc xe đua đắt tiền, ngoại hạng, với khả năng đua ở tốc độ chóng mặt. Vì mọi người đã lái chiếc xe đua này trong thập niên vừa qua và đã cảm nhận được các cao độ cùng tốc độ cuồng loạn như có chích thuốc kích thích adrenaline. Chỉ có một vấn đề duy nhất: đó là hóa ra không một ai biết cách lái một chiếc xe đua như thế này. Trải qua mười năm vừa qua, kinh tế toàn cầu đã trở nên một thứ chưa ai từng nhìn thấy – một hệ thống nối kết của khoảng 125 quốc gia, tất cả đều tham dự và tất cả đều chạy với những tốc độ chưa từng biết đến. Thật như thể là chiếc xe đua ấy được lái bởi 125 tay đua khác nhau- và không một ai kịp nhớ nghĩ đến việc mua các bộ phận giảm shock.

Vấn nạn của Nợ nần

Có những người muốn mua các bộ giảm shock. Họ được xem như những người bi quan tiêu cực trong những năm tháng phát triển. Họ đã đặt câu hỏi tại sao những bộ nợ nhà dưới chuẩn lại có thể được đánh lãi xuất cao như những trái phiếu của hãng General Electric. Nhưng cứ mỗi năm thành công lại chấm dứt với một báo cáo lợi nhuận nổ tung con mắt khác hay ngày lãnh lương bạc tỉ của các nhà quản trị các quỹ đối trọng (hedge funds) cùng những hứa hẹn sửa chữa không được hiện thực hóa khiến những người bi quan tiêu cực trở nên yên lặng hơn. Có một loại đảo ngược lối chọn lọc tự nhiên xảy ra ở Wall Street. Như Boykin Curry, vị giám đốc điều hành ở Eagle Capital đã từng phát biểu, trải qua hai mươi năm qua, “tế bào DNA của gần như tất cả các cơ quan tài chính đã bị biến ảnh (morph) một cách nguy hiểm. Mỗi khi có một ai hối hả tăng thêm lực bẩy tài chính và rủi ro, chỉ vài năm sau đó thực tế lại chứng minh là họ hành động “đúng”. Những con người này được khuyến khích để táo bạo hơn, được thăng chức, và được chi phối đến nhiều tiền bạc hơn. Trong khi ấy, bất cứ ai có quyền mà do dự, hoặc tranh cãi để cẩn thận hơn, đều bị xem là “sai lầm”. Các thành phần cẩn trọng càng tăng phần xấu hổ, phải làm ngơ đi để được tăng thưởng. Họ đã mất đi ảnh hưởng của mình”.
Warren Buffett đã giải thích là trọng tâm của vấn nạn chính ở việc cứ tăng mãi cái lực bẩy tài chính – từ chữ hoa mỹ của Wall Street dùng cho chữ “nợ”. Đó chính là “cách duy nhất khiến một người khôn ngoan phải đi đến phá sản”, Buffett đã nói ” bạn hành động những điều khôn ngoan, hẳn nhiên bạn sẽ giàu có. Nhưng nếu bạn hành xử khôn ngoan và dùng đến loại đòn bẩy tài chính và bạn cứ hành động sai lầm như thế, đòn bẩy tài chính này sẽ triệt tiêu bạn, bởi vì bất cứ điều gì nhân với con số không chỉ là số không. Thế nhưng điều này lại được củng cố vững chắc thêm bởi vì chung quanh bạn ai cũng đang thành công, bạn cũng đang hành động thành công, và giống như là cô lọ lem Cinderella ở buổi yến tiệc. Nhìn chàng lúc nào cũng mê mẫn, tiếng nhạc càng hay hơn, càng lúc càng vui hơn, bạn nghĩ “Việc quái gì mà ta phải ra về lúc 12 giờ kém 15 ? ta sẽ về lúc 12 giờ kém hai phút” Thế nhưng khổ nỗi, không hề có cái đồng hồ nào trên tường cả. Và ai cũng nghĩ là mình sẽ ra về vào lúc 12 giờ kém 2 phút “. Một cách tóm tắt, đấy chính là câu chuyện vì sao chúng ta đã đi đến tai họa của năm 2008.

Ở một vài mức độ, nợ nần chính là trọng tâm của tất cả mọi việc. Kể từ những năm 1980, người Mỹ đã tiêu thụ nhiều hơn mức họ làm ra và đã bù vào sự thiếu hụt bằng cách đi vay nợ. Điều này xảy ra trong mọi giai tầng của xã hội. Loại nợ gia đình (household debts) đã tăng nhanh từ 680 tỉ vào năm 1974 đến mức 14 nghìn tỉ vào năm 2008. Gấp đôi chỉ trong vòng 7 năm qua. Hiện nay,một gia đình trung bình có mười ba thẻ tín dụng và $120000 tiền nợ nhà. Tuy nhiên, căn cứ trên một số tiêu chuẩn, các hộ gia đình chính là những đỉnh cao của sự tằn tiện. Các chính trị gia ở mức nhà nước và địa phương bbắt đầu vay mượn vào tương lai để hăm hở mang lại cho cử tri của mình những sân vận động chơi bóng rổ mới và các đường cao tốc mười hai đường chạy mà không phải tăng thuế. Họ ban hành các trái phiếu để chi trả cho các công trình yêu quý của mình, các trái phiếu vốn chỉ dựa vào tiền đánh thuế trong tương lai và tiền trúng xổ số. Thế nhưng ngay các chính khách ấy cũng còn phải xấu hổ vì chính phủ liên bang, ông vua của nợ nần. Vào năm 1990, nợ quốc gia ở mức 3 nghìn tỉ. Đến cuối năm 2008, món nợ này đã lên được cõi mười một con số,vượt quá 10 nghìn tỉ.(Vào lúc tôi viết những dòng này, con số ấy đã đến 11 nghìn tỉ). Chiếc đồng hồ ghi nợ quốc gia nổi tiếng ở thành phố Nữu Ước không còn chỗ để hiển thị tất cả các con số. Chủ nhân của chiếc đồng hồ này sẽ phải lắp đặt một cái đồng hồ mới, to rộng hơn vào năm nay.

Nói một cách khác, Hoa Kỳ đã trở thành một đất nước của những con nợ. Không có gì là sai trái với nợ nần – nếu xử dụng khôn ngoan, các khoản nợ và đòn bẩy tài chính sẽ là những nhịp tim của một nền kinh tế hiện đại – nhưng xử dụng quá mức như thế, nợ nần trở nên kẻ sát nhân. Và cả hai về của phương trình phải đưọc cân bằng – Hoa Kỳ đã không bao giờ có thể đến được vị trí như thế nếu không có những quốc gia sẵn lòng cho vay nợ. Đó là nơi mà – “Cuộc vươn dậy của những kẻ khác” như tôi đặt tên – nhập cuộc, và điều này được biểu tượng tốt nhất từ cuộc vươn dậy của Trung Quốc.

Dù trải qua những năm tháng phát triển mạnh, các hộ gia đình ở Trung Quốc và các tập đoàn đã có khuynh hướng cẩn trọng. Họ bỏ vào ngân hàng một nửa lợi tức kiếm được của mình, luôn luôn sẵn sàng cho một ngày khó khăn. Tính cần kiệm cao độ kết hợp với mức tăng trưởng cao đã đưa đến sự tích lũy của Trung Quốc về những nguồn vốn lớn lao. Nhưng đây không phải chỉ có nguyên nhân từ các đặc điểm của loại văn hoá đức Khổng tử. Chính phủ Trung Quốc đã không hề khuyến khích việc tiêu dùng và cổ vũ cho sự tiết kiệm, một phần là phương cách để giữ mức lạm phát và tiền tệ của họ ở mức thấp – điều đã khiến cho hàng hóa Trung Quốc được rẻ và thu hút giới tiêu thụ Tây phương, các quốc gia như Trung Quốc đã được lên men bởi cơn khủng hoảng Á châu năm 1997, khi các nền kinh tế Á châu thất bại, các ngân hàng Tây phương đến tiếp cứu bằng những điều kiện vay phiền hà. Sau khi hồi sinh, các chính phủ Á châu – và cả các chính phủ khác ngoài Á Châu nữa- quyết định tích lũy trữ lượng của chính mình, để khi xảy ra khó khăn, họ sẽ không phải lệ thuộc vào lòng tốt của người lạ nữa.

Do đó, thay vì mang đồng tiền tiết kiệm tăng nhanh của mình tái đầu tư vào kinh tế nội địa, chính quyền Trung Quốc đã dấu nhẹm đi. Nhưng làm sao chính phủ tích trữ được tiền bạc của mình ? Chính bằng cách mua vào – và vẫn còn tiếp tục mua đến hiện nay – những thứ mà khi ấy được coi là những loại đầu tư an toàn nhất thế giới: các trái phiếu của Ngân khố Hoa kỳ. Thông qua việc tích lũy các khối lượng không lồ của nợ Hoa kỳ, người Trung Quốc đi đến chỗ phụ giúp cho lối tiêu thụ Mỹ – là chính cái tính cách đã gây ra nợ nần. Họ đã tài trợ cho cuộc chè chén chi tiêu của chúng ta và xây dựng lên một kho tích trữ vĩ đại của đồng nợ mỹ kim. Người Trung Quốc đã tiết kiệm quá nhiều, người Mỹ đã tiêu thụ quá tay. Hệ thống như thể được cân đối rồi.

Và không phải chỉ có Trung Quốc mà thôi. Tám thị trường hội nhập quốc gia khác đã tích lũy được một ngân quỹ chiến tranh trị giá hơn 100 tỉ, đa phần là tiền Mỹ kim. Nhưng chỉ riêng Trung Quốc có trong tay hơn 2 trillion dự trữ, hầu hết là tiền Mỹ kim. Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ, qua mặt cả Nhật bản, một đất nước lâu nay đã không còn mua vàng bạc của Hoa kỳ ở khối lượng lớn nữa. (Với sở hữu 10 phần trăm của tất cả những trái phiếu kho bạc Mỹ chưa đáo hạn, Trung Quốc gần như một chủ nợ lớn nhất, thế thôi, nhưng Ngân khố hoa kỳ không tính đến giới cho vay trong nước). Trung Quốc hiện nay đang sở hữu các biên lai nợ lớn nhất thế giới, và các biên lai nợ này đều có chữ ký của chú Sam.
Sự tiết kiệm quá mức trên bình diện toàn cầu đã cho thấy cũng là một vấn nạn như sự tiêu dùng quá tay. Nhà kinh tế học Dani Rodrick ở Havard đã ước đoán rằng việc chuyển gởi quá nhiều tiền ra ngoại quốc thay vì đầu tư một cách sinh lợi đã tốn kém Trung Quốc khoảng một phần trăm GDP một năm, hoặc hơn 40 tỉ hàng năm. Việc cho vay của Trung Quốc chính cũng đã là một chương trình kích thích vĩ đại cho Hoa Kỳ. Khiến giữ được mức lãi xuất thấp, khuyến khích người có nhà mượn lại thêm vào nợ nhà, các nhà quản trị quỹ đối trọng nén chặt thêm các loại đòn bẩy tài chính và các ngân hàng đầu tư mầy mò chọc được những bản cân đối kết toán của mình. Nhà bỉnh bút Martin Wolf của tờ Thời báo tài chính đã nói lối cho vay của Trung Quốc tạo ra đồng tiền rẻ mạt và “đồng tiền rẻ tạo nên các cuộc truy hoan trác táng của những sáng tạo tài chính, vay mượn và chi xài”.

“Sẽ không có đường quay về lối làm ăn như trước nữa” Wolf đã viết như thế. Nhưng trong ngắn hạn, dường như chúng ta đi đến hơn cả nguyên trạng ấy. Không lâu trước khi nhậm chức, Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về viển cảnh của “các khoản nợ hàng trillion mỹ kim cho những năm sắp đến” khi chính phủ của ông tăng thêm tất cả các chi tiêu vào mọi thứ, từ kỹ nghệ xanh đến chăm sóc y tế nhằm thổi nền kinh tế lún sâu của chúng ta lên. Hầu hết các khoản tiền chi dùng ấy đều vay mượn từ Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng có những khó khăn kinh tế của chính họ để mà phải vượt qua, và họ đã phải chi 600 tỉ Mỹ kim – một con số vĩ đại tương đương với 15 phần trăm GDP của họ- để chiến đấu với các khó khăn ấy. Kết quả là, chúng ta đang yêu cầu Trung Quốc phải đồng thời tài trợ cho cả hai cuộc bành trướng tiền tệ lớn nhất trong lịch sử con người: của chính họ và của chúng ta. Và quốc gia có tất cả các sáng kiến để tiếp tục tiêu xài lu bù các trái phiếu kho bạc của mình. Không thế thì các xuất khẩu của Trung Hoa sẽ khốn đốn, và các tỉ số gia tăng cao ngạo của họ sẽ tụt xuống đất đen.

Tuy nhiên, người Trung Quốc có các lựa chọn. Kinh tế gia từng đoạt giải Nobel Joseph Stigliz đã giải thích rằng “Họ chắc chắn sẽ giữ cho giới tiêu thụ ở Hoa kỳ tiếp tục như thế, nhưng nếu rõ ràng là điều ấy không mang lại kết quả, họ sẽ có kế hoạch B”. Kế hoạch B sẽ là sự tập chú vào việc thúc đẩy tiêu thụ ở Trung Hoa thông qua các chi dùng của chính phủ và tăng thêm tín dụng cho nhân dân mình. Như sử gia Niall Ferguson đã viết ” câu hỏi lớn nhất của ngày hôm nay là phải chăng Hoa-Mỹ (Trung Quốc và Mỹ) đi chung đường với nhau hay chia ra hai ngả riêng vì cơn khủng hoảng này. Nếu đi chung đường, chúng ta sẽ tìm ra được một lối mòn đi ra khỏi cánh rừng. Nếu họ chia tay, chúng ta sẽ phải chào tạm biệt với toàn cầu hóa”.

Kịch bản tốt nhất sẽ là Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng hợp tác với nhau để từ từ tháo gỡ cái kết ước cùng tự sát của họ. Trung Quốc sẽ hưởng lợi được từ việc có thêm nhiều tiền để tái đầu tư vào kinh tế nội địa của họ. Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi được từ sự bắt buộc phải tiến hành những quyết định mạnh mẽ hơn để cuối cùng sẽ trở nên khá hơn. Tối thiểu từ những năm 1980, người Mỹ đã từng nhận ra rằng mình có thể tiêu xài buông thả, cứ khất lần việc trả nợ cho đến vô hạn. Điều này đã không tốt đẹp gì cho chính sách đối ngoại và đối nội của họ. Điều ấy đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn trở nên ngạo mạn, lười biếng và cẩu thả. Nhưng những chuyến tàu miễn phí đang đi đến kết thúc rồi.

Chạy đua đến một Thế giới Hậu-Hoa Kỳ

Mặc dù kích thước của cuộc khủng hoảng tài chính này vượt khỏi bất cứ điều gì trong ký ức gần đây nhưng không phải là nó chưa từng xảy ra. Lịch sử của chủ nghĩa tư bản đầy ắp những ảo tưởng, hoảng loạn, các cơ chế tài chính đổ vỡ và các suy thoái. Người Đức đã từng mất trí vì hoa tulip vào những năm 1600, chứng điên loạn đường sắt đã tấn công Đế quốc Anh vào những năm 1840. Ngay chỉ mới gần đây vài thập niên, đã từng có những thảm hoạ về tài chính ở Mexico, Argentina, Brazil và hầu như ở mọi thành phố của các quốc gia châu Mỹ Latinh. Nga và các nước vệ tinh của họ trước đây đã bị khánh tận vào những năm 1990 và con bệnh đã lây lan đến các nước Á châu cho đến cuối thập kỷ ấy. Cú đổ xụp năm 1998 của Long-Term Capital management, một trong những quỹ đối trọng lớn nhất thế giới, đã quá muộn phiền đến mức Quỹ dự trữ liên bang đã phải tổ chức một cuộc cứu chuộc (bailout) để giữ cho hệ thống tài chính không bị sụp đổ.

Cơn khủng hoảng của năm 2008 thì khác chính xác ở chỗ nó không bắt nguồn từ một số vũng tù ở các nước đang phát triển; nó đã xuất hiện ngay từ Hoa Kỳ, tâm điểm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, và tiến triển qua các huyết mạch của nền tài chính quốc tế. Bất chấp ý kiến của một số bậc uyên thâm, cuộc khủng hoảng này đã không hề báo hiệu chung cuộc cho chủ nghĩa tư bản. Nhưng chắc chắn nó đã là sự kết thúc của một số loại thống trị kinh tế toàn cầu đối với Hoa kỳ. Cuộc đột biến kinh tế hiện nay sẽ chỉ thúc đẩy sự chuyển dịch đến một thế giới Hậu-Hoa kỳ. Nếu cuộc chiến tranh ở Iraq và chính sách ngoại giao của George W. Bush có được hậu quả vô hiệu hoá tính hợp pháp của sức mạnh chính trị quân sự của Hoa kỳ trong cái nhìn của thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính có được hậu quả của sự vô hiệu hóa sức mạnh kinh tế của Mỹ.

Bất kể ai nghĩ gì về chính sách ngoại giao của Hoa kỳ, tất cả đều phải đồng ý rằng Hoa Kỳ là một nền kinh tế có hiệu quả, khôn ngoan và hiện đại nhất thế giới- với những thị trường vốn đầu tư tiến bộ nhất. Kết quả là, Hoa kỳ giữ được quyền bá chủ không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà còn trong cõi lớn của các ý tưởng. Các chủ ngân hàng trung ương và các viên chức tài chính trên khắp thế giới đều đã học hỏi những căn bản cho nghề nghiệp của họ từ các trường sở của Mỹ. Các chính khách phát triển kinh tế của họ từ việc bắt chước theo các lời khuyên vốn được dẫn giải trong Đồng thuận Washington (Wasington Consensus). Những sáng kiến ở thung lũng Silicon từng là niềm ganh tỵ của cả thế giới. Các thị trường sâu sắc, sinh lợi của Nữu Ước đã được tán thưởng và bắt chước trên khắp các châu lục chỉ trừ châu băng đảo.

Như Brad Setser, một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại đã nhận xét, cuộc toàn cầu hóa sau Đệ nhị thế chiến gần như đồng nghĩa với cuộc Mỹ hóa. Ông viết “Những người ngoại quốc đi vay tìm cách gây quỹ có khuynh hướng phát hành các trái phiếu có tên gọi bằng Mỹ kim, xử dụng luật lệ của New York, và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Uỷ Hội Trao đổi chứng khóan (Securities and Exchange Commission) để công báo”. Các định chế và mẫu mực của Mỹ đã được thu hút hơn chính từ thành công về kinh tế của quốc gia.

Sự xụp đổ của Wall Street sẽ ăn mòn đáng kể vào di sản thành công ấy. Kinh tế Mỹ sẽ teo lại hoặc đình trệ trong năm 2009, và sẽ phát triển một cách có tiềm năng chầm chậm trong những năm sau đó, nặng nề bởi nợ nần. Hầu hết Âu châu cũng sẽ ở trong tình trạng tương tự. Hoạt động kinh tế ở mọi nơi, một cách tự nhiên, sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc xụp đổ của thế giới thượng hạng này.Thị trường chứng khoán khắp nơi sẽ xụp đổ và tài chính sẽ trở nên hoàn toàn toàn cầu hóa. Nhưng các nền kinh tế căn bản của những thị trường lớn – Trung Hoa, Ấn độ và Ba tây – hiện đủ lớn để có thể có được hoạt động kinh tế của chính mình (nhu cầu nội địa) khiến không phải lệ thuộc vào các xuất khẩu qua Tây phương. Kết quả là, Quỹ Tiền tệ quóc tế ước lượng 100 phần trăm phát triển của toàn cầu trong năm 2009 sẽ đến từ các thị trường mới nổi. Trong khi các thị trường tài chính của những đất nước này bị buộc chặt với các thị trường tài chính của Hoa Kỳ, các nền kinh tế thực sự của họ, lần đầu tiên trong lịch sử, đang đạt được những độc lập tính từ những thị trường này. Goldman Sachs thoạt tiên đã dự án là GDP gộp lại của 4 nước BRIC – Ba Tây, Nga, Ấn độ, Trung quốc – có thể vượt khỏi tổng số GDP gộp lại của các nước G7 vào năm 2035. Vào những ngày này, họ cho rằng điều ấy có thể xảy ra vào năm 2027. Cuộc suy thoái toàn cầu hiện nay làm tạo thêm nhiều niềm tự tin chứ không ít đi.
Nói cho cùng, quyền lực toàn cầu vượt khỏi các ý tưởng, các chương trình làm việc và các khuôn mẫu. Sự phát hiện mà từ đó phần lớn các chương trình đổi mới đã xảy ra trong thập kỷ qua đã tạo nên một loại nhà giấy (house of cards) ăn mòn quyền lực Mỹ. Kể từ nay, rao bán các ý tưởng Mỹ đến các phần còn lại của thế giới sẽ phải cần đến nhiều nỗ lực hơn. Các nước đang phát triển sẽ lựa chọn những chính sách kinh tế nào khiến phát triển được lòng tin và thích hợp với mình nhất. “Hệ thống kinh tế Hoa Kỳ được xem như một mẫu mực và chúng tôi cố gắng hết sức mình để bắt chước bất cứ phần nào chúng tôi có thể bắt chước được” Yu Yongding, một cựu tham vấn cho ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phát biểu như thế vào cuối tháng 9 năm 2008. “Đột nhiên, chúng tôi nhận thấy người thầy của chúng tôi không phải là xuất sắc như thế nữa, cho nên lần sau khi thiết kế hệ thống tài chính của mình chúng tôi sẽ xử dụng đến trí tuệ của chính chúng tôi nhiều hơn”.

Sự vùng dậy của phần còn lại, ở trọng tâm là một hiện tượng kinh tế nhưng sự chuyển dịch chúng ta đang chứng kiến không phải chỉ là các vấn đề thuộc tiền tệ. Chuyển dịch này có cả các hậu quả của chính trị, quân sự và văn hóa nữa. Khi các quốc gia trở nên giàu và mạnh hơn, và khi Hoa Kỳ phải đấu tranh để dành lại niềm tin của cả thế giới, ắt chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều thử thách và những quyết đoán lớn lao hơn từ những quốc gia đang vươn dậy. Trong một tháng mùa hè vừa qua, Ấn độ đã sẵn lòng thách thức trực diện Hoa kỳ ở các cuộc đàm phán thương mại tại Doha, Nga tấn công và chiếm đóng một số phần lãnh thổ của Georgia và Trung quốc đã tổ chức Olympic với một chương trình biể diễn ngoạn mục hoành tráng nhất lịch sử (với chi phí hơn 40 tỉ). Mười năm trước, không một quốc gia nào trong số ba nước này có đủ sức mạnh và niềm tự tin để hành động như họ đã làm. Cho dù tỉ số tăng trưởng của họ xuống thấp và chắc chắn sẽ phải xuống thấp như thế, những quốc gia này cũng sẽ không buông bỏ những vai trò mới của họ trong hệ thống toàn cầu.
Hãy thử xem xét một số ví dụ. Trải qua thập kỷ vừa rồi, Hoa kỳ đã bành trướng ảnh hưởng của mình vào khu vực từng là của Nga trong nhiều thế kỷ. Sự thống trị của Hoa Kỳ trong thời đại hậu-chiến tranh lạnh, Moscow đã đồng ý. Họ cần tiền và hậu thuẫn của Washington. Nhưng vào năm 2008 Nga đã là một quyền lực được tái sinh. Giữa tháng hai năm 2009, nước cộng hòa Kyrgyz hoàn tất quyết định của họ để đóng cửa căn cứ hàng không Manas, một căn cứ được Hoa kỳ cung cấp để đem lại các hỗ trợ hàng không chủ yếu cho các chiến dịch của họ tại Afghanistan, vốn đã trở nên đặc biệt quan trọng sau khi đóng cửa một căn cứ hàng không khác ở Uzbekistan vào năm 2005. Động cơ thúc đẩy chính là đồng tiền. Hoa kỳ đã chi 55 triệu mỹ kim mỗi năm để thuê căn cứ này và cho thấy ý định sẵn sàng trả đến 100 triệu/năm. Chính phủ Nga chống lại một cách không thân thiện ý tưởng của một căn cứ quân sự Mỹ bán thường trực hiện diện trong sân sau nhà của mình, đã chào mời một kế hoạch viện trợ trị giá 2.3 tỉ mỹ kim khiến làm rúm ró hỗ trợ tài chính của Mỹ , bao gồm cả 180 triệu mỹ kim tiền xóa nợ, 150 triệu tiền viện trợ và 2 tỉ tiền nợ để hoàn tất công trình xây dựng trạm thủy điện. Công trình năng lượng là một công trình liên doanh và sẽ nâng công suất điện lực của Cộng Hoà Kyrgyz lên 40 phần trăm, có thể nâng khả năng xuất khẩu năng lượng của quốc gia này đến mức tối đa. Cho dù giá dầu có xuống đến 40 mỹ kim một thùng, Nga vẫn ở trong vị trí có thể theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập hơn.

Ngay cả đồng minh mới của Mỹ là Ấn độ cũng duy trì tính độc lập của mình với Hoa Kỳ. Thủ đô Tân Đề ly cảm kích Washington về các hỗ trợ của họ trong việc hợp pháp hoá Ấn độ như là một đất nước có năng lực nguyên tử bình thường, nhưng Ấn độ vẫn chống lại các vấn đề về an ninh. Mặc cho sức ép của Hoa Kỳ, Ấn độ cứ đơn giản không xem Iran như một mối đe dọa như Hoa Kỳ quan niệm. Ấn độ đã một lần đồng ý ủng hộ Hoa kỳ tại Ủy ban Quốc Tế về Năng lượng Nguyên tử nhưng vẫn tiếp tục có những quan hệ tăng cường với Iran, kể cả việc cùng tham gia tập trận trên vùng biển. Ấn độ xem Iran như một đối tác thương mại mới và từ chối việc cô lập Iran trong bất cứ hình thức nào. Vào tháng Tư 2008, các phi công của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad yêu cầu được dừng lại ở thủ đô Tân Đề Li để tiếp nhiên liệu khi lãnh tụ Iran trở về nước sau chuyến viếng thăm Tích Lan. Ngay lập tức, chính phủ Ấn độ đã đề xuất một lời mời chính thức và biến chuyến tạm dừng 6 giờ đồng hồ này trở thành một cuộc thăm viếng cấp quốc gia.

Tình trạng hiện tại của IMF và Ngân hàng thế giới cũng đem lại một bài học hữu ích. Các cơ quan chức năng này, thống trị bởi tiền bạc vàý tưởng của Mỹ, lâu nay từng được xem như những công cụ chuyên chở ảnh hưởng Mỹ. Ngày nay, Setser đã viết rằng “các nền kinh tế mới nổi lên như Trung quốc, Nga, Ấn độ, Saudi Arabia, Korea và ngay cả Brazil cũng không cần đến IMF; họ còn không ngừng trở thành một vai trò cạnh tranh với IMF. Saudi Arabia đã là hậu ứng cho Lebanon. Venezuela đã giúp Argentina trả lại nợ cho IMF. Trung quốc đã phát triển tài chính như một lựa chọn khác thay vì vay mượn ở Ngân hàng thế giới”.

Để có được một thí dụ rõ ràng hơn chỉ riêng về việc các thay đổi đã liên kết sâu sắc như thế nào với sự nổi dậy của phần còn lại, hãy đọc lại các tin tức báo chí về Hội nghị G20 ở Washington DC. tháng 11 năm 2008, tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây đã từng được giải quyết bởi Ngân hàng thế giới hay khối G7 (và sau đó là khối G8). Trong những cuộc khủng hoảng trước đây, phương Tây đóng phần vai người thầy nghiêm nghị quở trách một lớp học ương ngạnh. Những bài học họ truyền đạt giờ đây dường như không còn giá trị. Hãy nhớ lại rằng trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính ở Á châu, Hoa kỳ và các nước Tây phương khác đã đòi hỏi Á châu phải thực hiện ba bước – phải để những ngân hàng tồi thất bại, phải giữ các chi tiêu trong kế hoạch và phải giữ lãi suất tiền lời cao. Trong cuộc khủng hoảng của chính mình, Tây phương đã thực hiện đúng chiều ngược lại của cả ba mặt ấy.

Trong bất cứ biến chuyển nào, cuộc khủng hoảng này là một loại mà phương Tây đã không thể tự mình giải quyết được. Để đạt được giải pháp có hiệu quả trong một nền kinh tế toàn cầu liên kết chặt chẽ, tất cả các tay chơi chủ yếu của thế giới – bao gồm cả những nền kinh tế nổi bật nhất – cần phải tham dự. Để cung ứng tiền mặt, những quốc gia như Trung quốc và Saudi Arabia rất quan trọng. Còn đối với sự chính danh, các câu lạc bộ Âu châu xưa cũ đã già cỗi, là những thánh tích của một thế giới đã qua và đã không còn chào bán được một giải pháp toàn cầu nào cho chính mình. Khi cuộc khủng hoảng trở nên rõ nét, ngay cả Hoa Kỳ cũng không còn có thể hành động độc lập. Do đó, lần đầu tiên một cuộc họp của tất cả đầu não các nước G20 – nghĩa là các nước G8 cộng với các quốc gia chính yếu vừa nổi dậy – đã được triệu tập.
Dĩ nhiên không phải mọithứ đều thay đổi cả. Hội nghị G20 vẫn phải được tổ chức ở Washington, và tổng thống George W. Bush vẫn đóng vai trò chính trong việc khai triển chương trình làm việc. Đó là một thế giới mới nhưng không cần thiết phải là một thế giới mà Mỹ phải bị loại trừ.Thực tế, Mỹ vẫn còn là quốc gia quan trọng bậc nhất trên toàn cầu, một quốc gia có khả năng thi hành ảnh hưởng trong tất cả các cõi và trên tất cả các lục địa trong phương cách mà không một thế lực nào khác có thể làm được. Mỹ vẫn còn là “siêu quyền lực mặc nhiên”, trong ngôn từ của nhà văn Đức Josef Joffe. Nhưng hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà hành động chung không phải chỉ là một ước muốn mà chính là vì sự sống còn.

Tất cả cùng liên kết lại với nhau

Hợp tác quốc tế là một con vật lắt léo. Dù có quyết tâm cũng chẳng có được một lối đi rõ ràng. Afghanistan là mẫu mực cho một loại chương trình hợp tác quốc tế thành công – tối thiểu là trên lý thuyết. Cuộc xâm chiếm ban đầu có được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế. Nỗ lực quân sự, hiện nay đã trải qua hơn 7 năm, bao gồm Anh quốc, Canada, Poland – ngay cả Pháp quốc. Ngân hàng thế giới, USAID và các chính phủ quốc tê đã đóng góp nhiều tỉ mỹ kim để tái thiết cấu trúc hạ tầng. Thế nhưng cuộc chiến ở đấy vẫn gần như thất bại. Chính phủ Hamid Karzai chỉ điều khiển được ít hơn một phần ba đất nước. Bên ngoài Kabul, các lãnh chúa là những cội nguồn thế lực chính. Dù đã suy yếu nhưng Taliban vẫn còn đó khả năng phục hồi đáng lo ngại. Nha phiến trở thành nguồn xuất khẩu chính của đất nước. và hầu hết các quốc gia – từ các biên giới lân cận như Pakistan đến các đối tác Tây phương như Đức quốc – đang nôn nóng muốn rút lại những hứa hẹn của họ hơn là hoàn tất chúng. Chủ nghĩa quốc gia thu hẹp lấn át chủ nghĩa quốc tế sáng suốt quá đỗi thường xuyên.

Nhưng bài học từ Afghanistan cho thấy rằng chủ nghĩa đa phương không phải lúc nào cũng dễ dàng và có hiệu quả. Nhưng nỗ lực ở Afghanistan đã khốn đốn vì sự thiếu lưu tâm – chính quyền của Bush đã quá bận rộn việc chào bán và gây chiến ở Iraq – và vẫn có thể cứu chữa được. Bên cạnh đó, các vấn nạn của ngày nay đòi hỏi một giải pháp đa phương dù một giải pháp như thế hết sức khó để mà đạt đến. Thử xem xét đến hầu như bất cứ vấn nạn trầm kha nào ngày nay chúng ta đang phải đối đầu; đa phần đều cho thấy vấn nạn ấy có liên quan đến nhiều hơn là một quốc gia. Chủ nghĩa khủng bố, lây nhiễm tài chính, bệnh tật, năng lượng, an ninh – tất cả đều thử thách đến các giải pháp hợp tác, và trong một số trường hợp cần đến các định chế để thực hiện.

Đơn cử thí dụ như một cơn bệnh lây nhiễm chẳng hạn. Ngày nay, một khi bệnh bùng phát ra, chắc chắn sẽ lây lan nhanh và rộng khắp. Có nghĩa là tất cả chúng ta đều có một thúc đẩy phải xác định được bản chất của căn bệnh càng nhanh càng tốt, cô lập các nạn nhân lại và hành động để tìm ra cách chữa trị. Lý tưởng là, Tổ chức Y Tế quốc tế nhập cuộc, yêu cầu gởi ngay đến họ các mẫu virus, thực hiện các phân tích rõ ràng và đề ra các biện pháp để tuân thủ. Không may thay, Tổ chức y Tế Quốc tế thì thiếu hụt ngân sách và nhân lực, lại không đủ thẩm quyền để có thể làm ra các luật lệ để mọi người phải tuân thủ. Trung Quốc đã từng dấu kín cơn bệnh cúm gia cầm trong lãnh thổ của mình nhiều tuần lễ trước khi thế giới phát hiện ra. Có lúc, Indonesia từng thoái thác không giao nộp các mẫu bệnh cúm vì họ lo lắng rằng các mẫu ấy sẽ được dùng để chế tạo ra các loại chủng ngừa đắt tiền khiến đất nước này không kham nổi.

Đây là loại thế giới đang đối đầu với tổng thống Barack Obama: một thế giới bát nháo và hay sinh sự với rất ít câu trả lời dể dàng. Nhưng dù cho tất cả những vấn nạn này, thế giới này vẫn là một thế giới rõ ràng yên bình. Xảy ra chiến tranh giữa những quyền lực lớn là không thể nghĩ đến được. Căn cứ vào một số yếu tố, chẳng hạn như số dân sự thương vong, chúng ta quả đang sống trong những ngày tháng hòa bình chưa từng có. Và Al Qaeda, mối đe dọa đầu tiên của thế kỷ hai mươi mốt, đã rụng hết răng và chuyển vào thế phòng thủ trong khi người Hồi giáo trên thế giới đã bị đánh bại bởi sự tuyên dương cho bạo lực và sẵn sàng giết hại thường dân, ngay cả khi những thường dân ấy là người Hồi giáo của họ. Việc bầu cho Barak Obama, một người Mỹ đa chủng, từng đi khắp thế giới, có cha là người theo Hồi giáo, mang tên lót là Hussein, đã thực khiến cho những nhóm khủng bố phải kinh ngạc.Trong một đoạn phim video gần đây, các lãnh tụ của chúng đã phải dùng đến phương sách công kích cá nhân một cách vô tích sự vào vị tân tổng thống, gọi ông là một “tên mọi đen giữ nhà”. Mối lo ngại của chúng có thể hiểu được: Việc bầu Obama làm tổng thống là biểu trưng của niềm hy vọng cho thế giới và là một đe dọa đến loại tư tưởng gieo hận thù của Al Qaeda.

Dĩ nhiên, cũng có loại mối lo xưa cũ rằng trong giai đoạn chuyển biến, nền hòa bình có thể bị đổ xụp. Kể từ khi Thucydides đã từng nhận định rằng cuộc chuyển quyền từ Sparta đến Athens là nguyên nhân chính yếu của chiến tranh Pelopnnesan, các học giả đã chứng kiến những thời điểm ấy với sự am hiểu. Nhưng lần này, nếu được sắp đặt một cách đúng đắn, cuộc nổi dậy của phần còn lại không cần phải làm cho mất ổn định. Mỹ sẽ không chìm đắm nhanh, sẽ không phải được thay thế bằng một quốc gia khác. Trong một ý nghĩa sâu sắc, mọi người đang ở cùng nhau trong cuộc khủng hoảng này. Các quốc gia khác có thể đóng các vai trò ổn định chính yếu. Và không phải chỉ ở lãnh vực kinh tế. Trong cuộc xung đột giữa Nga và Georgia, chính tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thân hành đến Moscow chứ không phải Bush. Khi Israel và Syria bước vào bàn thương thảo trong mùa hè vừa qua, chính Turkey đã là người môi giới hòa bình chứ không phải Washington. Và khi các bè phái người Lebanon lại xông vào nhau bằng súng đạn vào bạo lực, người duy nhất có thể mang họ trở lại bàn thương thảo là Shiekh của Qatar. Không một trường hợp nào trong số này có mặt Hoa Kỳ. Điều này không thể nghĩ đến được trong mười năm trước. Ngày nay điều ấy là phổ biến. Dù cho một thế giới tích cực hơn cũng có nghĩa là nhiều đối kháng và mị dân hơn, thế giới ấy cũng có nghĩa là nhiều nhà thương thuyết và các lãnh tụ khu vực hơn với một nguyên tắc để giữ gìn nền hoà bình. Nếu niềm thôi thúc ấy có thể tổ chức và khuyến khích được, thế giới sẽ là một nơi chốn tốt đẹp hơn cho niềm thôi thúc ấy.

Hầu hết các thế lực chính cùng chia xẻ chung với Hoa kỳ những lý tưởng và quyền lợi căn bản. Những khích lệ từ chia xẻ ấy giữ cho thế giới di chuyển trong chiều hướng đi đến ổn định hơn và thịnh vượng hơn. Những hiểm nguy thực sự vẫn còn đó khi Washington đi những quân bài thấp, khiến tạo ra bất ổn và hỗn loạn, hoặc ra bài quá tay, đưa các quốc gia khác đến sự oán giận và đi theo con đường riêng của mình. Sự khôn khéo của sức mạnh quân sự và chính trị của Hoa Kỳ vẫn duy trì một nhiệm vụ duy nhất hết sức quan trọng cho ổn định của toàn cầu. Hoa Kỳ phải mang lại được các luật chơi, các định chế và dịch vụ nhằm giúp giải quyết các vấn nạn chính của thế giới, trong khi trao cho các nước khác-chủ yếu là những quyền lực mới nổi- một vai trò trong hệ thống.

Trong những thập niên gần đây, Hoa Kỳ đã không mang lại lối lãnh đạo này. Tuy nhiên ngay cả Paris, London, Moscow, Beijing hay New Delhi cũng không. Âu châu đã từng do dự khi chuyển nhượng quyền lực cho IMF và các hội nghị khác, và nhiều quốc gia có thị trường mới nổi đã canh giữ chủ quyền của mình một cách ganh tỵ như thể Hoa Kỳ, có khi còn ganh tỵ hơn cả Hoa kỳ nữa. Ai là đối tượng để chê trách, trừ khi chúng ta tìm ra các phương cách để mở rộng và tăng cường các lề luật và định chế cho sự hợp tác toàn cầu – về kinh tế, năng lượng, thay đổi khí hậu, bệnh tật, ma túy, nhập cư và hàng loạt các vấn đề khác – thế giới sẽ phải trải qua nhiều khủng hoảng và các giải pháp của chính phủ sẽ là khinh suất và đặc biệt sẽ : quá ít, quá trễ. Chúng ta không thể ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện tại với sức lực thực sự trừ khi các quốc gia chính trên thế giới cùng hợp tác với nhau trên một bình diện vĩ đại và bền bỉ.

Mặt khác, nếu chúng ta cùng đến với nhau và làm việc cho những vấn nạn chung của nhân loại, hãy tưởng tượng đến các cơ hội mở ra cho bao người. Thử tưởng tượng nếu chúng ta tạo nên các luật chơi mới, mở ra được một con đường cho phép tiến trình toàn cầu hóa tuyệt vời này phát triển bền bỉ và tỏa rộng đến mọi tầng lớp của xã hội, nâng cao các chuẩn mực của đời sống và sức khỏe cho kẻ nghèo khó nhất trong những người nghèo, cho phép nhiều người và nhiều người nữa phát triển được tiềm năng của mình.

Nếu chúng ta thực sự cộng tác với nhau và bỏ cuộc khủng hoảng này vào quá khứ, các cơ hội sẽ là vô tận. Kinh tế thế giới mang đến được lời hứa hẹn một đời sống tử tế cho mọi người ở mọi nơi chốn. Truyền thông cho phép chúng ta biết đến và học hỏi được ở lẫn nhau như chưa từng bao giờ có đưọc trong quá khứ. Các phối hợp chính trị sẽ có thể thuần hóa được những ngọn lửa cạnh tranh của các quyền lực lớn. Hàng ngày, con người đang thực hiện những điều tuyệt diệu ở mọi nơi chốn trên thế giới. Bây giờ, đã đến lúc để các chính phủ của họ phải đáp ứng điều phi thường này của nhân loại bằng những phát kiến của mình để tạo nên được những hình thái mới của sự hợp tác. Thử thách lớn nhất của Barack Obama và thế hệ lãnh đạo này là sáng tạo được một hệ thống quan hệ quốc tế mới, một hệ thống có thể mang lại sự hợp tác toàn cầu xác thực và có hiệu quả về những vấn đề chung lớn lao đang muộn phiền tất cả chúng ta. Đây là kế hoạch lớn nhất của thế kỷ hai mươi mốt : Một kiến trúc mới bảo đảm được hòa bình, phát triển và tự do cho toàn thế giới.

Bình luận về bài viết này