Hiến Pháp Cộng Hoà: Lý Thuyết của Immanuel Kant và Thực Tế tại Việt Nam

Lý Thuyết của Immanuel Kant và Thực Tế tại Việt Nam

Vấn đề

Hiến pháp là nền tảng pháp lý cho sự chung sống của một dân tộc và là điều kiện tiên quyết cho sự thịnh vuợng của đất nước. Hiện nay vấn đề sôi nổi trong công luận là tìm một mô hình thích hợp và một lộ trình khả thi cho việc tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam. Các góp ý xoay quanh các chủ đề du nhập nguyên tắc tam quyền phân lập, lập mối ràng buộc giữa Đảng quyền và luật pháp, trao lại thẩm quyền lập hiến cho toàn dân, nâng cao kỹ năng lập pháp và lập quy của quốc hội và tôn trọng thực thi nhân quyền của chính quyền là chính.

Để đóng góp vào việc thảo luận chung, tiểu luận sau đây sẽ giới thiệu mô hình hiến pháp theo thể chế cộng hoà, một luận điểm về luật Hiến pháp mà Immanuel Kant đã cổ vũ trong luận thuyết „Hướng về một nền hoà bình vĩnh cữu“ để làm cơ sở sở chiếu với hiện trạng Hiến pháp Việt Nam.

Lý thuyết của Immanuel Kant

Immanuel Kant (1724-1804) là giáo sư Siêu hình học và Đạo đức học tại đại học Königsberg thuộc Phổ nay là Kaliningrad thuộc Nga. Với các tác phẩm kinh điển bậc nhất như Kritik der reinen Vernunft, Kritik der praktischen Vernunft Kritik der Urteilskraft ông là một triết gia hàng đầu trong phong trào khai sáng tại phương Tây và được hậu thế tôn vinh là ngưòi khai sinh ra môn Đạo đức học hiện đại.

Tác phẩm

Trong chiều hướng đóng góp cho nổ lực hoà đàm giữa Pháp và Phổ tại Basel, Kant đã giới thiệu một sơ thảo triết học „Zum ewigen Frieden“ (1795) „Hướng về một nền hòa bình vĩnh cữu“ nhằm thảo luận về những nguyên tắc để đem lại một nền hoà bình cho nhân loại. Điểm quan trọng trong luận văn này của Kant là đặt lại mối quan hệ giữa luật hiến pháp và luật quốc tế, cổ vũ tinh thần thượng tôn luật pháp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc nội và hợp tác quốc tế. Trong lĩnh vực soạn thảo luật hiến pháp ông cho rằng “Hiến pháp dân sự của mọi quốc gia phải theo thể chế cộng hòa”, đây là một điều kiện tiên quyết mà nội dung sẽ được trích dịch và dẫn luận sau đây.

Tiếp tục đọc

Tốc Độ Ánh Sáng Chưa Phải Là Nhanh Nhất..?

Thực Hư Quanh Phát Hiện Chấn Động, Tốc Độ Ánh Sáng Chưa Phải Là Nhanh Nhất

Lương Thái Sỹ

Science, Popsi, The New York Times và The Guardian 9.2011, Lương Thái Sỹ  24.9

Cám ơn Internet, ngày 23.9, cả thế giới vật lý theo dõi Dario Autiero thuộc Viện Vật lý Hạt nhân ở Lyon, Pháp đặt một “cự phách” khác về tốc độ trước đội ngũ các nhà vật lý hoài nghi: hạt hạ nguyên tử neutrino với khả năng “thần kỳ”: đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Autiero và nhóm thí nghiệm OPERA đã bỏ ra 6 tháng cố tìm cách giải thích kết quả của một công trình nghiên cứu kéo dài trong 3 năm, nhưng không thành công. Cuối cùng, họ phải công bố khám phá trên mạng để nhờ cộng đồng vật lý phân tích và kiểm chứng giúp.

Trái bom trong thế giới vật lý

Tiếp tục đọc

BÀI HỌC TỪ CÁCH MẠNG AI CẬP

‎ BÀI HỌC TỪ CÁCH MẠNG AI CẬP

JP-RECONSRUCT-1-articleLarge.jpg

Chế độ độc tài AiCập đã không sụp đổ bởi một cuộc biểu tình tự phát của quần chúng rành công nghệ thông tin. NÓ ĐàSỤP ĐỔ BỞI MỘT CUỘC CÁCH MẠNG CÓ TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO, VÀ ĐƯỢC LÊN KẾ HOẠCH TỪ NHIỀU THÁNG TRƯỚC!  Đó là bài …học đúc kết từ clip “Cách mạng không đơn giản: Sự chuẩn bị đằng sau cuộc cách mạng ở Ai Cập” – một phóng sự thuật lại công tác chuẩn bị, vận động quần chúng và điều hành làn sóng phản kháng của tổ chức “Phong Trào 6/4”: http://danluan.org/node/7976

Mời xem hai clips dưới đây:

Bài viết “Hai Cuộc Nổi Dậy Song Song: Mối Đe Dọa Mới Cho Các Nước Ả Rập” cũng đưa ra cùng một kết luận: http://danluan.org/node/7972

Tiếp tục đọc

Đâu là sự thật về tông tích của Lý Công Uẩn?

Đâu là sự thật về tông tích của Lý Công Uẩn?

Sự kiện Lý Công Uẩn không có cha cụ thể, mà con của thần nhân, cùng với những câu thơ sấm kí ở làng Cổ Pháp, rồi những điềm báo có thiên tử ra đời… là biểu hiện của một cuộc vận động chính trị có tổ chức của giới trí thức tam giáo, đứng đầu là nhà sư đầy tài năng Vạn Hạnh, hoàn thành tâm nguyện trăm năm của quần chúng mà đại diện ban đầu là thiền sư Định

Không của hương

Diên Uẩn. Cuộc hôn phối có ý đồ, với đạo diễn kiêm chủ hôn Vạn Hạnh tại chùa Thiên Tâm, núi Tiêu Sơn, giữa bà Phạm thị Ngà với “vị thần nhân dựa cột chùa”, một người họ Lý đang ẩn tích, đã được tiến hành. Thiền sư Vạn Hạnh tạo điều kiện cho bà họ Phạm vào rừng gặp “thần nhân”, một cuộc hôn nhân bí mật, trong đó cha của Lý Công Uẩn có thể là một người đầy uy vọng của họ Lý vùng Cổ Pháp-Siêu Loại, tức Diên Uẩn-Thổ Lỗi, đang trong thời kì phải mai danh ẩn tích. Sự kiện bà mẹ Lý Công Uẩn phải vào rừng sinh sống, rồi khi đứa bé lên 3, bà phải gửi bé cho nhà sư Lý Khánh Văn nuôi dạy và cuối cùng giao cho sư Vạn Hạnh đào tạo chú bé Lý Công Uẩn thành hoàng đế, có thể là cơ sở của giả thuyết vừa nêu. Còn giả thuyết Lý Công Uẩn là con ruột của sư Vạn Hạnh thì quá ư táo bạo và bị các nhà sử học bác bỏ. Một vùng đất có nhiều phật tử như Cổ Pháp-Siêu Loại, không thể mù quáng đảnh lễ một vị quốc sư, đứng vào hàng tam bảo, lại làm việc phạm giới luật. Cuộc “cách mạng lam”, chuyển giao quyền lực từ họ Lê, đã mất lòng dân, sang họ Lý, phản ánh một xu thế mới là thay chế độ quân trị sang nhân trị. Thực ra, việc Lý Vạn Hạnh lãnh đạo lớp trí thức tam giáo, nòng cốt là trí thức Phật giáo, cùng nhau giáo dưỡng và làm cuộc vận động để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, là kế thừa “tâm nguyện” trăm năm kể từ thời thuộc Đường, thế kỷ IX, ấy là  “củng cố và phát triển miền Cổ Pháp, đưa những người con cháu của vọng tộc Lý lên ngôi vua, vừa tạo độc lập dân tộc Việt mà cũng chấn hưng đạo pháp ” của thiền sư Định Không (730-808).

Tiếp tục đọc

Điện hạt nhân: Lộ trình của Chính phủ và ý nguyện của nhân dân

Tác giả: Trần Văn Luyến
Bài đã được xuất bản.: 24/11/2009 07:05 GMT+7

Chúng ta đang đứng trước cột mốc đầu tiên của lộ trình điện hạt nhân. Sự băn khoăn của các đại biểu Quốc hội và dân chúng là điều đáng mừng vì đó là biểu hiện của dân chủ và dân trí đã có những bước tiến bộ nhất định.

Gần 150 ý kiến của các đại biểu trong các cuộc thảo luận ở tổ và tại phiên toàn thể cho thấy rằng các đại biểu của dân rất quan tâm đến chủ trương của chính phủ xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020. Hầu hết các ý kiến đồng tình với chủ trương, một  ý kiến không đồng ý. Đa số các ý kiến cho rằng Chính phủ nên thận trọng, làm từ từ một nhà máy để lấy kinh nghiệm sau đó tiếp tục triển khai. Đa số các ý kiến cho rằng nên chọn công nghệ thế hệ lò thứ III trở nên. Nhiều ý kiến băn khoăn về giá điện hạt nhân quá đắt nên vốn đầu tư quá lớn, ngân sách khó có thể đáp ứng và nếu vay thì con cháu chúng ta phải trả nợ dài dài. Một số ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân của chúng ta chưa sẵn sàng. Một số ý kiến liên quan đến vấn đề an toàn và hiệu quả của điện hạt nhân.

Tiếp tục đọc

Hội nghị Quốc tế về Biển Đông 2009

Ba ngày 25-27/11/2009 sắp tới, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội nghị Quốc tế về Biển Đông. Dưới đây là danh mục những tham luận của học giả, nhà nghiên cứu trong, ngoài nước đã được sưu tập để gửi tới Hội nghị. Một số bài được đưa lên trongphần Mục lục có màu xanh.

Còn toàn bộ 41bài+8 Phụ lục đã được nhóm nghiên cứu lưu vào một file DOC rất tiện dụng. Bà con nào cần tải xuống để tiện nghiên cứu thì xin mời bấm vô đây.


 

XUNG ĐỘT TRÊN BIỂN ĐÔNG KHÔNG CÒN LÀ

NGUY CƠ “TIỀM ẨN

(Tài liệu chọn lọc)

Áp phích thời chống Mỹ trên Nhân Dân Nhật Báo(*)

 

 

 

 

“Nước Mỹ xâm phạm Việt Nam là xâm phạm Trung Quốc”

Bản đồ Trung quốc vẽ năm 1910 thời Nhà Thanh không có quần đảo TS-HS

 

 

 

 

 

Biên tập & Hiệu đính : Hồng Lê Thọ

Chọn tư liệu và chuyển ngữ   : Bauvinal.info.free.fr & thân hữu

 

11/2009

(*)http://chinaconfidential.blogspot.com/2009_03_01_archive.html

Lời dẫn

Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi

(Luận Ngữ)

Theo nguồn tin của TTXVN, ngày 20/10/2009 vừa qua, Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc nhân viên vũ trang Trung Quốc có những hành động vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam vào tránh bão tại đảo Phú Lâm (ngư dân Việt Nam thường gọi là đảo Trụ Cẩu), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ. Trong công hàm, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những nhân viên vũ trang có hành động đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam, đồng thời có các biện pháp ngăn chặn không để những hành vi tương tự tái diễn.

Tiếp tục đọc

Điện hạt nhân sẽ đắt gấp ba

Phùng Liên Đoàn [1]

Tôi không có Báo cáo đầu tư (BCĐT) của Chính phủ, nhưng nghe kể lại báo cáo này khẳng định Nhà máy Điện hạt nhân (ĐHN) Bình Thuận sẽ tốn 11 tỉ USD. Tôi hiểu rõ con số này vì tôi đã từng đánh giá hơn 50 nhà máy ĐHN ở Mỹ [xem ghi chú số 2, 3, 4, 5 ở cuối bài] cùng là xem các đánh giá mới nhất của Vựa tư tưởng Năng lượng tại Viện Kỹ thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology—MIT) [6] có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách ĐHN ở Mỹ. Tôi xin cắt nghĩa các yếu tố quan trọng của giá thành ĐHN dưới đây.

Giá “mì ăn liền” và Giá “xây lâu đài”

Nếu ta mua một nhà máy ĐHN như ta mua một xe hơi, “sáng ngủ dậy thì có xe ngay để lái” thì giá tiền ta trả gọi là giá “mì ăn liền” (tiếng Mỹ gọi là “overnight cost”). Nhà máy ĐHN 2 x 1350 MW Công ty điện NRG ở Texas dự định mua của Toshiba và General Electric năm 2007 thuộc loại này, với giá là 2600 USD/kW (nhưng nhà máy không thể giao như xe hơi!). Nhà máy ĐHN muốn xây thêm ở Turkey Point của Công ty Florida Power and Light (nơi tôi có bạn làm việc), 2 x 1100 MW, dự định mua của Mitsubishi và Westinghouse thì giá 5500 tới 8200 USD/kW thuộc loại giá xây cất lâu đài – cứ xây đâu thì đi vay tiền trả đấy, rồi tới khi xây xong hoàn toàn và bắt đầu vào ở thì kết toán tổng cộng tất cả tiền chi phí kể cả tiền trả lãi nhà băng. Tiếng Mỹ gọi giá này là giá đầu tư (investment cost).

Tiếp tục đọc

Khai thác bô-xit Tây Nguyên: góc nhìn kỹ sư (tái bút)

Khai thác bô-xit Tây Nguyên: góc nhìn kỹ sư (tái bút)

Đặng Đình Cung
Kỹ sư tư vấn

Tái bút – Phản biện Báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về bô-xít đề cập đến gần hết những quan tâm của giới khoa học trong và ngoài nước1. Nhưng có nhiều điểm chúng tôi không hoàn toàn đồng ý hay thấy cần phải khai triển thêm.

Trong bài này, chúng tôi xin rà lại từng đoạn Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội và xin chua thêm những kiến nghị của chúng tôi.

Toàn văn báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về bô-xít

I. Về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 167/2007/QĐ TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007.

1. Nguồn tài nguyên bô-xít:

Khi đánh giá một tụ quặng người ta phân biệt

(a) trữ lượng địa chất (geological reserve) nghĩa là trữ lượng có thể khai thác được với khả năng kỹ thuật hiện đại;

(b) và trữ lượng kinh tế (economical reserve) nghĩa là một phần của trữ lượng địa chất có thể khai thác có lợi với giá niêm yết hiện nay của sản vật.

Theo USGS (US Geological Survey, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ) thì trữ lượng kinh tế là 2,1 tỷ tấn và trữ lượng địa chất là 5,4 tỷ tấn2. Khi lập kế hoạch kinh tế cho một nước thì người ta dùng trữ lượng kinh tế chứ không lấy trữ lượng địa chất. Nếu lấy trữ lượng địa chất thì sẽ dẫn đến một kế hoạch quá lạc quan. Với 2,1 tỷ tấn Việt Nam đã xếp hạng ba thế giới rồi.

Báo cáo này không nói đến những mỏ ở ngoài Bắc và ven biển Trung Bộ đang được triển khai hay đang được nghiên cứu nêu trong Quyết định 167/2007/QĐ TTg. Những mỏ này nhỏ và, suy ra, chắc có tỷ số lợi nhuận thấp hơn. Khi lập kế hoạch khai thác thì người ta bắt đầu khai thác trước những mỏ có triển vọng mang lại tỷ số lợi nhuận lớn nhất. Như vậy có nghĩa là phải khai thác cho hết tất cả quặng ở Tây Nguyên trước khi nghĩ đến khai thác mỏ ở những nơi khác.

2.Quan điểm phát triển:

Chúng tôi có hai nhận xét :

(a) Kế hoạch này rất lớn, ảnh hưởng đến cả một vùng trọng điểm của lãnh thổ quốc gia. Theo Nghị quyết 66/2006/QH11 thì Chính phủ phải xin ý kiến Quốc hội trước khi ban hành Quyết định 167/2007/QĐ TTg;

(b) Những điều viết ở phần này đều chí lý. Nhưng chỉ là chủ tâm. Theo nguyên tắc của bảo đảm chất lượng (vòng tròn PDCA của Deming) thì Chính phủ phải trình Quốc hội những việc sẽ làm, phương pháp kiểm tra việc sẽ làm và chỉ tiêu để có thể chấp nhận những việc đã làm.

Trên phương diện những chỉ tiêu chấp nhận, hiện nay chúng ta thiếu trầm trọng những tiêu chuẩn về chất thải phế liệu. Để đi tắt, chúng ta cần dịch nguyên văn những tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn của Hội đồng Âu châu. Ngoài ra, chúng ta còn phải đào tạo thêm đội ngũ chuyên gia về môi trường và tăng cường đầu tư về thiết bị kiểm tra. Dùng những tiêu chuẩn tiên tiến khắt khe sẽ xếp nước ta vào loại những nước văn minh và, nhất là, sẽ khích động công nghiệp ta tiến bộ và làm ăn có hiệu quả.

3. Nội dung chủ yếu của Quy hoạch:

Chúng tôi có hai nhận xét :

(a) Tầm vóc của kế hoạch cho thấy Chính phủ không thể viện cớ những nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ nhỏ không cần phải tuân thủ Nghị quyết 66/2006/QH11;

(b) Kế hoạch trình bày trong Quyết định 167/2007/QĐ TTg không dự tính đến toàn bộ dây chuyền chế biến bauxit – alumin (nhôm oxit) – nhôm – thương phẩm bằng nhôm. Kế hoạch vi phạm Đoạn 4, Điều 5 của Luật Khoáng sản “hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng”.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN TRONG QUY HOẠCH

1. Dự án Tổ hợp bô-xít – nhôm Tân Rai (Lâm Đồng)

Nghị quyết 66/2006/QH11 ban hành năm 2006, công văn 303/CP CN ban hành năm 2000, công văn 808/TTg CN ban hành năm 2005 và Quyết định 167/2007/QĐ TTg ban hành năm 2007. Nghị quyết của Quốc hội ban hành sau hai Công văn nên không thể áp dụng cho hai Công văn nêu trên. Nhưng Quyết định nêu trên phải có ý kiến của Quốc hội trước khi ban hành.

Trên nguyên tắc, những Công văn chỉ đạo phương pháp thi hành một Quyết định của Thủ tướng. Chúng tôi không hiểu quy trình lập những văn bản Chính phủ.

2. Dự án khai thác bô-xít và sản xuất alumin Nhân Cơ (Đăk Nông 1)

3. Các dự án khai thác, chế biến bô-xít khác

4. Dự án tuyến đường sắt Tây Nguyên – Bình Thuận

Chính phủ cần trình Quốc hội vốn đầu tư và chi phí vận hành đường sắt này có tính vào dự án khai thác bô-xit Tây Nguyên hay không. Nếu không tính thì những công ty tham gia vào dự án trả phí giao thông ra sao, ảnh hưởng đến tỷ số lợi nhuận của các công ty đó là bao nhiêu.

5. Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng Kê Gà – Bình Thuận

Cũng như với đường sắt Tây Nguyên – Bình Thuận, Chính phủ cần trình Quốc hội vốn và chi phí vận hành cảng Kê Gà – Bình Thuận này có tính vào dự án khai thác bô-xit Tây Nguyên hay không. Nếu không tính thì những công ty tham gia vào dự án trả tiền sử dụng hạ tầng cảng ra sao, ảnh hưởng đến tỷ số lợi nhuận của các công ty đó là bao nhiêu.

III. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP Ý VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH CÁC DỰ ÁN BÔ-XÍT

Cũng như với nhà máy điện cho dự án, tất cả những hạ tầng hậu cần phải dùng cho một dự án là những hạng mục của dự án đó, không thể tách rời và nối liền với một hệ thống nào khác.

(a) Vận tải bằng đường sắt bao giờ cũng rẻ hơn và tôn trọng môi trường thiên nhiên hơn là vận tải bằng xe ô tô.

(b) Nếu xuất khẩu nhôm và sản phẩm làm bằng nhôm thì trọng tải sẽ giảm ít nhất một nửa so với xuất khẩu alumin. Suy ra, vốn đầu tư và chi phí vận hành các hạ tầng hậu cần cũng sẽ giảm.

(c) Chở bằng đường bộ thì có phải xây một xa lộ chuyên dụng hay dùng quốc lộ 28 hiện có? Nếu xây một xa lộ chuyên dụng thì vốn đầu tư và chi phí bảo trì và điều hành xa lộ đó đã tính vào dự án chưa ? Nếu dùng quốc lộ 28 thì vốn đầu tư để nâng cấp và chi phí bảo trì và điều hành do ai chịu ?

IV. BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC Ý KIẾN GÓP Ý

1. Về chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bô-xít, sản xuất alumin và luyện nhôm.

Những nước biết kiềm chế khai thác tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn tỷ lệ nhỏ của tổng sản lượng quốc nội (GNP, Gross National Product) như Australia, Hoa Kỳ, Canada,… đã trở nên những cường quốc công nghiệp. Còn những nước khác đã suy thoái đến độ không thể ngóc đầu lên được nữa. Chúng tôi không nói tương lai của Việt Nam sẽ đen tối như Đảo quốc Nauru, nhưng kế hoạch của Chính phủ về khai thác mỏ nói chung và mỏ bô-xit nói riêng có tiềm năng dẫn nước ta xuống hàng các nước phải đi ăn xin viện trợ quốc tế để tồn tại3.

2. Về việc lập và phê duyệt Quy hoạch

Một hồ sơ đánh giá dự án gồm bốn phần :

(a) khả thi kinh tế (chia ra làm lợi ích của xí nghiệp, lợi ích của Nhà Nước và lợi ích của nhân dân);

(b) tác động đến môi trường;

(c) tác động đến văn hoá xã hội địa phương;

(d) đóng góp cho tiến bộ công nghệ.

Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) và Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa đủ. Các nước công nghiệp tiên tiến còn đánh giá thêm tác động văn hóa – xã hội (ĐTVX). Đối với Việt Nam, một nước muốn tiến lên thành một quốc gia công nghệ hậu công nghiệp thì phải đánh giá thêm đóng góp cho tiến bộ công nghệ cho Việt nam. Những tập đoàn công nghiệp quốc tế thường cũng đánh giá thêm đóng góp cho tiến bộ công nghệ của tập đoàn họ khi nghiên cứu một dự án kinh doanh.

“Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch là đảm bảo đúng Luật” không đúng với phát biểu của ông Trần Phương ở hội thảo ngày 23-10-2008 : “do vấn đề cần thiết của việc khai thác bô-xit và đặc thù của địa phương nên khi phê duyệt quy hoạch phân vùng khai thác bô-xit ở Tây nguyên, Thủ tướng đã miễn cho cơ quan trình quy hoạch lúc đó là Bộ Công thương lập đánh giá môi trường chiến lược”4.

Như Dân biểu Nguyễn Minh Thuyết đã nêu : “cứ tách từng dự án ra để nói rằng nó chưa đến số tiền Quốc hội yêu cầu đưa vào công trình trọng điểm quốc gia, tôi cho như thế là lách luật”5. Dù đã “cắt khoanh giò” dự án như thế, Chính phủ vẫn vi phạm các Đoạn 1 và 2, Điều 2 của Nghị quyết 66/2006/QH11 vì:

(a) Chỉ riêng có dự án Tân Rai quy mô vốn đầu tư có sử dụng hơn một nửa vốn Nhà Nước vì TKV là một công ty quốc doanh;

(b) Dự án và các công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Dù tài ba tới mấy chăng nữa một cá nhân, một nhóm chuyên gia hay một bộ phận Nhà nước cũng không bao giờ sáng suốt bằng 85 triệu người dân. Quốc hội là tập hợp các đại biểu của dân. Nếu đã tham khảo Quốc hội trước thì Bộ Công thương đã không phải “tiến hành công tác triển khai việc rà soát tình hình triển khai các dự án, cập nhật tình hình và dự báo mới nhất về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, từ đó đề xuất điều chỉnh dự án Quy hoạch bô-xit cùng với việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược để trình duyệt theo quy định”.

3. Về việc triển khai các dự án bô-xít

Trong thư ngày 20-05-2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kêu gọi “dừng các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, kể cả khai thác thí điểm”. Việc này có thể thực hiện được trừ dự án Tân Rai. Chúng ta chỉ còn nước là ghép Kỹ sư vào công trình thiết kế của Chalieco để học kinh nghiệm thiết kế và xây dựng của họ và dùng cơ sở Tân Rai làm thí điểm đào tạo tay nghề (từ lao động phổ thông đến kỹ sư) và làm trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Một thí điểm 466 triệu USD quả là đắt. Nhưng bây giờ còn làm gì được nữa một khi đã hấp tấp ký hợp đồng mà không suy nghĩ trước ?

4. Về lựa chọn sản phẩm của các dự án

Lý do ngưng dây chuyền chế biến bauxit – alumin – nhôm   thương phẩm bằng nhôm ở khâu alumin vì thiếu điện hay điện đắt là không đúng. Bộ trưởng Công thương dựa trên những sai lầm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về chiến lược đầu tư và phép tính giá thành điện. Nhà máy điện dùng cho một dự án là một hạng mục của dự án đó, không thể tách rời và nối liền với một hệ thống nào khác. Không ai cộng công suất ổ phát điện của những xe hơi vào công suất điện của EVN và không ai bỏ công ra tính riêng giá thành điện sản xuất nhờ những ổ phát điện đó ! Tây Nguyên có thể coi là bình điện của Việt Nam, tại sao lại có chuyện thiếu điện và điện đắt cho dự án bô-xit Tây Nguyên được ? Ngoài ra giá trị gia tăng của khâu điện phân lớn hơn nhiều tiền lãi đầu tư và chi phí vận hành một nhà máy chế biên alumin thành nhôm. Khi xuất khẩu alumin chúng ta biếu nước khác giá trị gia tăng đó.

5. Về quy hoạch sản lượng các dự án

Theo Nghị quyết 66/2006/QH11 và để tôn trọng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền, sau khi rà soát điều chỉnh thì Chính phủ phải trình lại kết quả nghiên cứu trước Quốc hội để xin ý kiến.

6. Về địa điểm đặt nhà máy alumin

Chúng tôi đồng ý với Thông báo 14 TB/TW của Bộ chính trị “các nhà máy chế biến alumin và luyện nhôm cần đặt tại tỉnh Đăk Nông”. Trên phương diện kỹ thuật, phải đặt tất cả dây chuyền chế biến bauxit – alumin – nhôm – thương phẩm bằng nhôm để tận dụng phương pháp sản xuất đúng mức đúng lúc (lean and just in time manufacturing). Trên phương diện chính trị nhân dân Tây Nguyên sẽ không hiểu tại sao bô-xit thì đào ở đất mình, bùn đỏ thì ô nhiễm môi trường của mình để alumin được xuất khẩu và trở về địa phương mình dưới dạng những sản phẩm tiêu dùng bằng nhôm.

7. Về diện tích chiếm đất, rừng của các dự án

Dự án khai thác bô-xit sẽ vi phạm một diện tích tương đối nhỏ so với diện tích tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng nhưng không vì thế mà miễn việc nghiên cứu tác động môi trường và tác động văn hóa xã hội. Chỉ nên thực hiện dự án khi những tác động tiêu cực có thể chấp nhận được đối với nhân dân địa phương và đem lại tỷ số lợi nhuận cao.

8. Về công nghệ áp dụng

Theo nguyên tắc bảo đảm chất lượng, việc thực hiện những cam kết và đảm bảo này phải được kiểm tra thường xuyên, kết quả mỗi đợt kiểm tra phải được công bố, và Chính phủ phải ra lệnh dừng hoạt động cơ sở nào không tôn trọng những cam kết đó.

9. Về hạ tầng cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực cho dự án:

Vì không có đủ thông số kỹ thuật chúng tôi chỉ xin gợi vài ý kiến liên quan đến phần này.

a) Cung cấp nước :

Vấn đề nước có thể không đặt ra nếu bơm nước Biển Đông lên Tây Nguyên để pha loãng nước chứa trong bùn đỏ, dùng nước lọc và rửa bùn đỏ ở khâu pha loãng hỗn hợp bauxit, hydroxit natri. Đây có thể là một đề tài Tiến sĩ cho một nghiên cứu sinh mà nếu có kết quả khả quan thì xin cấp văn bằng sáng chế quốc tế làm tài sản công nghệ cho đất nước.

b) Vận chuyển alumin :

Với khối lượng alumin phải vận chuyển, tuyến đường sắt này phải là một tuyến chuyên dụng và là một hạng mục của dự án.

Quy ra mỗi km/tấn hay mỗi km/m3, chở thương phẩm từ Tây Nguyên ra Bình Thuận thì giá cước rẻ hơn là chở nhôm, chở nhôm thì rẻ hơn là chở alumin (tới khoảng hai lần), chở alumin thì rẻ hơn bô-xit (tới ít nhất ba lần, tùy hàm lượng Al2O3). Ngoài ra, điện có sẵn tại chỗ để biến chế nguyên liệu thành thương phẩm và có nhân lực để sản xuất (sau khi được đào tạo). Nhờ địa thế thuận lợi ba nhân tố sản xuất tập trung ở cùng một nơi, chúng ta có thể chế biến bô-xit thành thương phẩm với giá thành rẻ hơn trung bình thế giới vì quy luật của phương pháp sản xuất đúng mức đúng lúc được dàn ra toàn bộ hơn.

c) Cung cấp điện :

Như viết ở một phần trên, điện không phải là một vấn đề ở Tây Nguyên.

d) Về nguồn lực cho các dự án:

Theo TS. Nguyễn Đông Hải, Nhà văn Nguyên Ngọc và TS. Nguyễn Thành Sơn thì : “theo số liệu điều tra, khảo sát của Trường Đại học Tây Nguyên, trong 12 buôn làng của huyện Đắk Rlap, số người học hết lớp 9 để có đủ điều kiện tuyển dụng vào dự án cũng “chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Dự án bô-xít Nhân Cơ mới chỉ tuyển chọn được 02 con em đồng bào dân tộc tại chỗ đi đào tạo công nhân. Hiện dự án bô-xít Nhân Cơ đang gửi người đi đào tạo tại Trung Quốc, nhưng chủ yếu là con em của cán bộ trong công ty từ các tỉnh khác đến. […]. Việc người dân tộc trên Tây Nguyên sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc sống xã hội ngay trên quê hương của mình, thay vào đó là làn sóng di cư mới của những lực lượng lao động có đủ trình độ từ Trung Quốc và các tỉnh ngoài Tây Nguyên đã trở thành hiện thực”6.

Nhưng chúng ta không thể tuyển một người nếu người đó không có khả năng nghiệp vụ và chúng ta không thể chọn dạy nghề cho một người không có đủ học lực chỉ vì người đó là người dân tộc thiểu số. Khi xưa chúng ta đã chọn ưu tiên con cháu các vị có công với cách mạng và vẫn còn đang chịu hậu quả tai hại của chính sách kỳ thị này. Để giải quyết vấn đề này chỉ có một phương pháp. Chính quyền địa phương các tổ chức Đảng phải khuyến khích các dân tộc thiểu số coi trọng việc học của con cái và tạo điều kiện vật chất để những thành phần nghèo khó trong xã hội vẫn có thể cho con cái ăn học cho tới tối đa ý chí và khả năng của các cháu. Đây là trách nhiệm lớn nhất của một Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

10. Về hiệu quả kinh tế   xã hội của dự án

a) Hiệu quả kinh tế:

Những hãng hay cơ quan tài chính đánh giá những dự án theo quan tâm của họ. Mình không thể dựa vào ý kiến của họ để quả quyết rằng dự án của mình tốt hay xấu.

Khi tính giá trị hiện tại thực thì phải dùng giá thị trường trung bình trong dài hạn chứ không dùng giá niêm yết ở thời điểm lấy quyết định. Chúng tôi không có đủ thông tin để ước lượng tỷ lệ hoàn vốn nội tại. Một tỷ lệ hoàn vốn nội tại 10/11 phần trăm là một tỷ lệ lớn. Nhưng chúng tôi không biết Bộ Công thương đã kể cả tỷ số vay vốn và tỷ số lạm phát khi tính giá trị hiện tại thực hay không. Nếu không kể đến thì tỷ lệ hoàn vốn nội tại này sẽ ít hơn và có thể âm, nghĩa là dự án lỗ vốn.

b) Hiệu quả xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên :

Vì không có đủ thông tin chúng tôi coi những số liệu về số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án là đúng. Cũng như về diện tích chiếm đất, rừng của các dự án, tỷ lệ những hộ bị ảnh hưởng không có là bao nhiêu. Tuy nhiên vẫn cần phải phải tiến hành một chương trình nghiên cứu xã hội và nhân chủng học trước khi thực hiện dự án và sau khi đưa những công trình vào hoạt động. Ngoài khía cạnh hàn lâm, những nghiên cứu này sẽ giúp Chính phủ điều chỉnh chính sách dân tộc và cũng là cơ sở khoa học để công tác dân vận hữu hiệu hơn.

11. Về tác động môi trường của các dự án bô-xít

Ở các nước Tây phương, người ta cho phép thải ra thiên nhiên nước có pH ở trong khoảng cách 5 và 9. Để giảm pH từ 12,5 xuống dưới độ 9 thì có thể dùng một dung dịch acid (nghĩa là có độ pH dưới 7) để trung hòa kiềm hay pha loãng kiềm bằng nước. Ở phần 9.(a) chúng tôi có gợi ý dùng nước Biển Đông, nhưng bất cứ nguồn nước nào cũng có thể dùng được.

Mua công nghiệp của nước khác không đủ và có thể không thích hợp vì tác động tới môi trường thiên nhiên, cũng như tới đời sống văn hóa xã hội địa phương, tùy nhiều ở hoàn cảnh địa thế, địa chất và khí hậu địa phương. Những hậu quả tích cực nêu ở phần này cần được xác nhận bởi những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề ảnh hưởng của dự án đến môi trường thiên nhiên và đời sống văn hóa xã hội.

12. Về vấn đề người lao động nước ngoài tại dự án

Chúng tôi tiếc rằng Chính phủ đã ký những hợp đồng EPC (Engineering Procurement Construction). Đây là những hợp đồng mà các nước chậm tiến ưa chuộng vì không có cán bộ có kỹ năng và cũng chịu không thể thành lập một đội ngũ cán bộ có kỹ năng cho sau này. Chúng không đóng góp gì cho ta về tiến bộ công nghệ cả.

Chúng tôi không có điều gì nghi ngờ sự thành thật của những cam đoan hay dự định của Chính phủ về những người nước ngoài tại dự án. Nhưng, theo nguyên tắc của bảo đảm chất lượng, mỗi năm Chính phủ phải trình Quốc hội tình hình cụ thể của lao động người nước ngoài.

13. Vấn đề ảnh hưởng đến an ninh – quốc phòng của các dự án bô xít:

Để hành nghề tư vấn về chiến lược công nghệ công nghiệp chúng tôi cũng đã phải học về chiến lược quân sự. Tuy nhiên, chúng tôi không đề cập trong bài này vì an ninh quốc phòng không phải là những đề tài phô trương trên báo chí được.

V. Kết luận và kiến nghị:

Lẽ cố nhiên là Quốc hội có quyền “thường xuyên giám sát quá trình thực hiện các dự án bô-xít” và chúng tôi cũng xin đề nghị Quốc hội lập một Ủy ban giám sát dự án này chặt chẽ. Nhưng quyết định ở cấp Quốc hội là tiếp tục khai triển dự án, hủy bỏ dự án và hoãn lại thực hiện dự án.

Kiến nghị cá nhân chúng tôi gửi Quốc hội

Chúng tôi không phải là một nịnh thần.

Những văn bản Quốc hội thông qua mà chúng tôi đã tham khảo (Hiến pháp, Luật Kinh doanh, Luật Lao động, Luật Khoáng sản và Luật Bảo vệ Môi trường) đều đầy đủ và tương xứng với pháp quy các nước tiên tiến khác. Tuy nhiên, nguyên tắc Nhà Nước pháp quyền chưa được nhân dân và các vị lãnh đạo thấm nhuần. Vì nao núng muốn đưa nước ta lên hàng một cường quốc, Chính phủ đã vi phạm nhiều quy định của Quốc hội, đại diện của dân. Cũng vì nao núng đó, Chính phủ đã hấp tấp tạo ra những việc đã rồi mà không trình Quốc hội trước. Chúng tôi tin cậy ở sáng suốt của các vị Dân biểu xử lý nhắc nhở các thành viên Chính phủ phải tuân thủ triệt để pháp quy Nhà Nước để làm gương cho dân.

Chính phủ đã trình Quốc hội dự án bô-xit Tây Nguyên như là giải pháp duy nhất để phát triển kinh tế vùng này. Trên lãnh thổ và lãnh hải nước ta, đặc biệt ở vùng Tây Nguyên, có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác chưa được khai thác mà báo cáo của Chính phủ không đề cập đến. Ngoài ra, từ khi có chính sách Đổi mới, kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh mặc dù ngành khai thác mỏ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và tỷ lệ đó có xu hướng giảm. Như vậy không khai triển dự án bô-xit Tây Nguyên thì cũng không sao. Dự án này chỉ là một phương án trong số nhiều phương án khác có thể hay hơn. Chúng tôi xin Chính phủ so sánh lợi hại của tất cả các phương án để Quốc hội có thể chọn.

Chính phủ đã trình Quốc hội một báo cáo chủ yếu tập trung vào những dự án đang triển khai. Phương pháp cắt một dự án lớn thành nhiều dự án nhỏ có thể là một ý đồ “lách luật” để không trình Quốc hội một dự án lớn hơn nữa. Dự án lớn đó là quy hoạch kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Thực ra thì vấn đề tiềm ẩn là vai trò của các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên trong kinh tế Việt Nam. Tùy chúng ta chọn lựa tốc độ khai thác những tiềm năng ấy và đặt tỷ trọng của những ngành khai thác ấy trong toàn bộ các hoạt động kinh tế nước ta ra sao thì chúng ta sẽ tiến lên hàng cường quốc hậu công nghiệp hay suy thoái đến không còn sức để ngóc lên được nữa. Chúng tôi xin các vị Dân biểu nâng thảo luận và những nghị quyết lên hàng những vấn đề lớn ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của đất nước.

Về dự án bô-xit Tây Nguyên thì chúng tôi xin kiến nghị tiếp tục dự án nhà máy Tân Rai và hoãn lại những dự án mỏ bô-xit khác để có thì giờ :

(a) nghiên cứu kỹ hơn về khả thi về kinh tế, kỹ thuật (đặc biệt về môi trường) , văn hóa xã hội và hợp tác quốc tế;

(b) tăng cường đội ngũ cán bộ thanh tra kỹ thuật, thanh tra môi trường và thanh tra tài chính;

(c) nghiên cứu những cơ hội phát triển công nghệ qua dự án và đưa những cơ hội đó vào kế hoạch của những dự án khác;

(d) và thành lập một tập đoàn thiết kế và xây dựng công nghiệp có tiềm năng tham gia trực tiếp vào dự án Tân Rai, học hỏi tay nghề của Chalieco để thực hiện những dự án tương lai.

Nếu quyết định tiếp tục dự án Tân Rai thì chúng tôi xin đề nghị điều động thêm vốn để xây cùng một lúc một nhà máy điện phân ở Đắk Nông hay Lâm Đồng với công suất tương ứng với công suất của nhà máy alumin. Nhà máy điện phân này sẽ ưu tiên dùng điện của những nhà máy thủy điện địa phương.

Đặng Đình Cung

Nguồn : Bauxit Viet Nam

1Toàn văn báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về bô-xít” đăng ở địa chỉ Internet
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/849417/

2 USGS : “Bauxite and alumina” đăng ở địa chỉ Internet
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bauxite/mcs 2009 bauxi.pdf

3 Xin Quý Dân biểu tham khảo bài của chúng tôi “Công nghiệp khai thác mỏ“, đăng ở địa chỉ Internet
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai15/200915_DangDinhCung.htm/

4Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp“, đăng ở địa chỉ Internet
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=284683&ChannelID=17

5Không đưa dự án bô-xít ra Quốc hội là lách luật” đăng ở địa chỉ Internet
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/849749/

610 lý do đề nghị tạm dừng dự án bô-xít Tây Nguyên” đăng ở địa chỉ Internet
http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/5543/index.aspx

Khai thác mỏ bauxit ở Tây Nguyên : Quan điểm của một kỹ sư

Khai thác bô-xit Tây Nguyên : góc nhìn kỹ sư (1)

ĐẶNG Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

Gần đây các báo mạng nêu ba ý kiến về dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên : tiếp tục khai triển, hủy bỏ dự án và hoãn lại thực hiện dự án. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải xét một số chỉ tiêu khả thi của dự án :

dự án có khả thi kinh tế không ?

dự án sẽ xâm phạm môi trường thiên nhiên đến độ nào ?

dự án sẽ gây những xáo trộn gì về mặt văn hóa xã hội ?

dự án sẽ mang lại tiến bộ công nghệ nào ?

Đánh giá chỉ tiêu thứ nhất rất khó nhưng chuyên gia về nghiên cứu khả thi có thể tính và quy ra tiền tệ được một cách khách quan. Những chỉ tiêu tiếp theo là những hiệu ứng ngoại (external effects) của dự án[i]. Chúng rất quan trọng nhưng ít dự án trưởng nghiên cứu chúng vì không thể quy ra tiền tệ được. Vì tính chủ quan của chúng các chính phủ trên thế giới thường đặt trước một số tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các cơ sở xây dựng và khai thác nông nghiệp, công nghiệp cũng như dịch vụ.

Từ những thông tin đã được thu gom và đánh giá lại, chúng tôi xin trình bày trong bài này quan điểm của chúng tôi, một kỹ sư chỉ có nhiệm vụ giải đáp phải chăng những đòi hỏi thực tiễn của người dân. Chúng tôi sẽ dựa trên :

những văn bản chính thức của Nhà Nước Việt Nam (hiến pháp, luật, nghị định, công văn,…),

những thông tin, tuyên bố các vị lãnh đạo và quan điểm các chuyên gia trong nước đăng trên mạng Internet,

và những gì chúng tôi biết về ngành khai thác mỏ mà chúng tôi đã đăng trên báo Thời Đại Mới[ii].

Phần I  – Khả thi kinh tế

Bauxit Tây Nguyên trong chiến lược kinh tế Việt Nam

Việt Nam có năm tài nguyên khoáng sản lớn : dầu (một tỷ tấn), khí (835 tỷ mét khối), than (200 tỷ tấn), sắt (650 triệu tấn) và bauxit (2,3 tỷ tấn)[iii]. So với nhiều nước khác thì trữ lượng dầu và khí không đáng là bao nhiêu. Về than và sắt thì trữ lượng công bố có vẻ quá lạc quan và chưa được các chuyên gia quốc tế xác nhận. Về bauxit thì trữ-lượng ước khoảng 5 đến 8 tỷ tấn đã được phát-hiện và  2,1 đến 2,5 tỷ tấn có giá-trị kinh-tế[iv]. Chúng ta xếp hạng ba thế-giới về trữ-lượng bauxit (bảng 1). Gần như hầu hết trữ-lượng này nằm ở Tây-Nguyên.

Bảng 1 – Trữ lượng bauxit của một số nước (1.000 t)

Có giá trị kinh tế

Đã được phát hiện

Guinea

7.400.000

8.600.000

Australia

5.800.000

7.900.000

Việt Nam

2.100.000

5.400.000

Jamaica

2.000.000

2.500.000

Brazil

1.900.000

2.500.000

Thế giới

27.000.000

38.000.000

(Nguồn : USGS)

Lẽ cốt nhiên với trữ lượng lớn đến vậy về một kim loại thông dụng hạng nhì sau thép thì chúng ta chịu sức ép của cả thế giới để khai thác bauxit chứ không chỉ riêng gì của những ngành công nghiệp Việt Nam. Và chúng ta khó mà có thể cưỡng được sức ép đó.

Theo bảng 2, tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK)[v], dầu thô trang trải 27 % tổng chi Nhà Nước, gần bằng chi cho đầu tư phát triển và hai lần kim ngạch thu từ hải quan. Nhận xét này rất quan trọng vì, nếu không có dầu thô thì chính phủ sẽ phải tìm nguồn thu nhập khác như là tăng thuế, tăng tỷ số lợi nhuận các xí nghiệp quốc doanh hay là giảm những mục chi tiêu như là những khoản chi chính phủ không công bố để tùy tiện dùng, hay những khoản chi cho phát triển kinh tế xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo. Nhưng nguồn dầu thô đang cạn nên cần có một “rờ le” khác tiếp nối. Rờ le đó có thể là quặng sắt và quặng bauxit mà chúng ta có nhiều.

Bảng 2   Ngân sách Nhà Nước Việt Nam

(a)

(b)

(c)

Tổng thu ngân sách Nhà Nước

279.472

90,7

16,3

Thu trong nước (Không kể thu từ dầu thô)

145.404

47,2

16,6

Thu từ dầu thô

83.346

27,1

22,9

Thu từ hải quan

42.825

13,9

6,1

Thu viện trợ không hoàn lại

7.897

2,6

25,1

Tổng chi ngân sách Nhà Nước

308.058

100,0

14,6

Chi đầu tư phát triển

88.341

28,7

13,4

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội

161.852

52,5

14,6

(Tính từ số liệu của TCTK)

(a) Tỷ đồng Việt Nam (giá trị 1994)

(b) Phần trăm tổng chi ngân sách Nhà Nước

(c) Phần trăm tăng trưởng trung bình hàng năm từ 2002 đến 2006

Tuy nhiên, theo bảng 3 cũng tính từ số liệu của TCTK thì kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mặc dù tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ không lớn mấy và không thăng trưởng nhiều so với những ngành kinh tế khác[vi]. Trong năm 2007, chúng ta chỉ sản xuất được có 30.000 tấn bauxit. Nói một cách khác, chúng ta không cần đến công nghiệp khai thác mỏ để có tỷ số tăng trưởng kinh tế hạng nhì thế giới.

Bảng 3   Tổng sản lượng quốc nội (2007)

(a)

(b)

(c)

Tổng số

461.443

100,0

6,3

Công nghiệp khai thác mỏ

22.520

4,9

1,8

Công nghiệp chế biến

113.282

24,5

9,2

Những ngành kinh tế khác

325.641

70,6

5,8

(Tính từ số liệu của TCTK)

(a) Tỷ đồng Việt Nam (giá trị 1994)

(b) Phần trăm tổng sản lượng quốc nội năm 2007

(c) Phần trăm tăng trưởng trung bình hàng năm từ 2003 đến 2007

Chúng ta có một chút tài nguyên thiên nhiên và chúng ta lại đang nhập siêu về dầu tinh chế, kim loại đen và kim loại màu, những nhu yếu phẩm của các ngành công nghiệp. Tại sao chúng ta không khai thác một phần để xớm thoát khỏi cảnh nghèo khó ? Mặt khác, kinh tế chúng ta cho tới nay tăng trưởng mạnh mà không cần đến ngành khai thác mỏ và nếu tăng cường khai thác mỏ thì :

môi trường thiên nhiên sẽ bị xâm phạm,

kinh tế sẽ bất ổn vì giá thị trường sản vật bất ổn,

nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác sẽ mắc bệnh Hà Lan và có thể sẽ bị lôi cuốn vào vòng xoáy suy thoái kinh tế.

Khả thi phía TKV

Một xí nghiệp đầu tư dùng một chỉ tiêu duy nhất để quyết định. Đó là tỷ số lợi nhuận : người ta chọn thực hiện những dự án theo thứ tự có tỷ số lợi nhuận cao nhất cho tới khi hết ngân sách đầu tư hay chỉ còn những dự án có tỷ số lợi nhuận kém hơn là tỷ số lãi của thị trường tài chính. Tỷ số lợi nhuận được tính từ lượng sản phẩm có thể bán, giá thành trung bình và giá bán trung bình trong tất cả thời gian xây dựng và vận hành cơ sở kinh doanh. Lẽ cốt nhiên những nhân tố đó của dự án phải tính đến tất cả những chi phí hay thất thu suy ra từ việc tôn trọng toàn bộ pháp quy của nước chủ nhà. Đối với dự án bauxit Tây Nguyên, những bộ luật quan trọng là Luật Lao động, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Khoáng sản, những Nghị quyết Quốc hội và các Nghị định hướng dẫn[vii].

Chúng tôi đồng ý với Ông Đoàn Văn Kiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tap đoàn Than và Khoáng sản (TKV), khi ông bày tỏ[viii] : “Đời dự án dài tới hơn 40 năm, tất cả các thông số chỉ là dự báo. […] Nếu chưa triển khai mà đã kết luận chúng tôi sẽ bị lỗ thì tôi e rằng hơi sớm”. Nhưng chúng tôi không đủ thông tin để nghĩ rằng nghiên cứu khả thi dự án bauxit Tây Nguyên đã được thực hiện một cách đầy đủ cân nhắc tỷ số lợi nhuận của tất cả các dự án phản biện (alternative project) và những tỷ số đó đã được tính trên những cơ sở tính toán rõ rệt.

Khi nghiên cứu một dự án lâu dài như một dự án khai thác mỏ, người ta dùng những thông số trung gian dựa trên kinh nghiệm những dự án tương tự. Với những thông số đó và những số liệu cá biệt của dự án đang được nghiên cứu, người ta suy ra tỷ số lợi nhuận dùng làm tiêu chuẩn để quyết định thực hiện dứ án hay không. Tỷ số lợi nhuận chỉ có thế tính được một cách chính xác khi dự án đã được thực hiện và kết thúc. Trước đó thì chỉ có thể tính được với một một độ chính xác (accuracy) nào đó. Mặc dù không chính xác, người ta cũng vẫn dựa vào đó để quyết định thực hiện dự án hay không. Đòi biết chính xác tỷ số lợi nhuận thì mới quyết định thì sẽ không bao giờ thực hiện một dự án nào cả.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tuyên bố dự án Nhân Cơ khi đi vào hoạt động sẽ có lãi là 10,59 %, dự án Tân Rai sẽ có lãi 12,45 %[ix]. Chúng tôi thán phục tính chính xác những con số ông Hải nêu ra cho một dự án có đời sống hơn một phần tư thế kỷ. Là một lãnh đạo Nhà Nước, khi nêu những tỷ số lợi nhuận đó ông Hải nêu tỷ số lợi nhuận của TKV hay tỷ số lợi nhuận của Nhà Nước bao gồm cả lợi nhuận của TKV và lợi ích công cộng ? Chúng tôi giả tỷ ông Hải muốn nói về tỷ số lợi nhuận của TKV thôi.

Thông thường thì, khi tính tỷ số lợi nhuận, người ta không kể đến lạm phát. Người ta dùng tỷ số lợi nhuận nội (internal return rate) rồi so sánh với lạm phát và tỷ số lãi cho vay của thị trường tài chính. Dựa trên số liệu của ông Hải những kết luận của chúng tôi là như sau :

nếu đã trừ tỷ số lạm phát thì một tỷ số lợi nhuận trên 10 % là quá lạc quan,

nếu phải tính thêm tỷ số lạm phát trung bình ở Việt Nam từ mười năm nay, khoảng 7 % mỗi năm, thì tỷ số lợi nhuận theo giá quy chiếu chỉ còn có 3,3 % cho dự án Nhân Cơ và 5,0 % cho dự án Tân Rai,

và nếu sau đó còn phải trừ tỷ số lãi cho vay của thị trường tài chính, khoảng 5 % mỗi năm, thì dự án Nhân Cơ lỗ và dự án Tân Rai vừa đủ hoàn vốn.

Tỷ số lạm phát và tỷ số lãi cho vay chúng tôi dùng đây là những tỷ số trung bình cho dài hạn (long term average rate).

Ông Kiển khẳng định[x] : “Sau 13 năm, chúng tôi sẽ hoàn vốn”. Chúng tôi không biết Ông Kiển lấy tỷ số lãi (discount rate) nào để tính thời gian hoàn vốn này. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng thời hạn hoàn vốn 13 năm là lâu. Thông thường những người đầu tư tài chính đòi phải dược hoàn vốn trong 5 năm, quá lắm là 7 năm và bất dắc dĩ mới chịu 10 năm.

Ông Kiển có thể nói rằng đây là một dự án có lợi cho một quốc gia nên phải tính lâu dài hơn. Lợi ích công cộng là trách nhiệm của chính phủ chứ không phải là trách nhiệm của một Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Vị đó chỉ có một trách nhiệm là tối ưu hoá lợi nhuận của xí nghiệp mình trong khuôn khổ pháp quy Nhà Nước. Nếu không hoàn vốn mau thì những đối tác có vốn sẽ đầu tư vào những dự án khác có thời hạn hoàn vốn ngắn hơn. Còn về lợi ích công cộng nếu luật Nhà Nước tốt thì lợi ích công cộng sẽ được tối ưu khi một xí nghiệp tối ưu hoá lợi ích ích kỷ của mình trong khuôn khổ pháp quy Nhà Nước.

Theo kinh nghiệm những dự án khai thác mỏ trên thế giới và theo báo cáo tổng kết hàng năm các tập đoàn khoáng sản đã được niêm yết thì tỷ số lợi nhuận một dự án khai thác mỏ thường rất cao. Vậy, chỉ có ba khả năng một dự án khai thác mỏ có tỷ số lợi nhuận kém hay lỗ lã :

chiến lược đầu tư sai,

lãnh đạo và cán bộ chủ đầu tư tham nhũng,

chủ đầu tư bị lừa bịp.

Nếu không có ba tình trạng tiêu cực đó thì quan điểm chủ quan của chúng tôi là dự án khai thác bauxit Tây Nguyên nhất định sẽ mang lại lợi nhuận lớn.

Nhưng lợi nhuận đó chia cho ai và chia thế nào ?

Ngày 02 05 2008 Thủ tướng Chính phủ cho phép TKV thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của công ty alumin nước ngoài với mức cổ phần không quá 40 %, TKV giữ 51 %, bán cổ phần ra công chúng 9 %[xi]. Như vậy đâu có nghĩa vỏn vẹn là TKV sẽ mang 51 % vốn và sẽ được chia 51 % lãi của công ty được phép thành lập. Xếp đặt một dự án lớn phức tạp hơn nhiều.

Một công trình xây dựng công nghiệp đại khái có ba tác nhân chính : nhà đầu tư, nhà thầu và tác nhân vận hành khai thác. Mỗi tác nhân đó đại diện cho một số đối tác khác. Nhà đầu tư có thể là một ngân hàng duy nhất, nhưng cũng có thể là một số cá nhân hay xí nghiệp tài chính chia nhau vốn và rủi ro kinh doanh trong dự án. Nhà thầu có thể là một consortium bao gồm một số xí nghiệp có tay nghề, phương tiện xây dựng, công nghệ,… khác nhau. Tác nhân vận hành khai thác có thể là một consortium tập hợp những xí nghiệp có tay nghề đảm nhiệm mỗi khâu của quá trình sản xuất. Nhiều khi tác nhân vận hành khai thác đầu tư vào dự án để sau này có độc quyền bán dịch vụ vận hành cơ sở sản xuất. Trong một dự án lớn một số tác nhân tham gia vào dự án để có thể mua dài hạn một phần sản lượng với những điều kiện thương mại đã được thoả thuận trong hợp đồng hợp tác. Mỗi tác nhân nghiên cứu khả thi phần của họ tuỳ kết quả thương lượng hợp đồng hợp tác sẽ được ký kết. Lẽ cốt nhiên họ chỉ tính tỷ số lợi nhuận của riêng họ chứ không quan tâm gì đến những đối tác khác thua thiệt hay không.

Vì thể thức làm ăn như vậy chúng tôi xin đặt vài câu hỏi :

(a) TKV đầu tư vào những hạng mục gì, sẽ đảm nhiệm vận hành khâu nào, được chia bao nhiêu phần sản phẩm và những sản phẩm đó thuộc loại gì (bauxit, alumin hay nhôm) ?

(b) Tỷ số lãi của vốn TKV đầu tư là bao nhiêu; TKV được thù lao bao nhiêu cho dịch vụ vận hành những cơ sở sản xuất và mua phần sản phẩm của mình, bán lại phần sản phẩm không mua hết và mua thêm phần sản phẩm còn thiếu theo bảng giá nào ?

(c) Một dự án khai thác mỏ cần nhiều vốn mà thu hoạch bấp bênh vì giá thị trường thế giới biến đổi rất mau rất mạnh. Công ty hợp doanh TKV đã thành lập có dự trù đủ tài chính để có thể cầm cự khi giá thị trường xuống không ?

(d) Khi nghiên cứu khả thi thì TKV đã tính đến những nhân tố đó chưa ?

Nếu không nắm rõ được những điểm này thì sẽ tính tỷ số lợi nhuận dựa trên cơ sở không đầy đủ.

Khả thi phía Nhà nước

Vì Nhà nước là chủ nhân, qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), 100 % vốn của TKVchính phủ phải quan tâm đến tỷ số lợi nhuận của tập đoàn này như là một cổ đông thường. Nhưng chính phủ cũng có trách nhiệm đối với quốc dân nên phải quan tâm đến hai lợi ích nữa : lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân. Phần nghiên cứu khả thi phía Nhà nước đánh giá lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân.

Nếu xét một dự án nhỏ thực hiện trong một khu công nghiệp thì không cần phải nghiên cứu khả thi phía Nhà nước vì nghiên cứu đó đã được tiến hành và các giải đáp ổn thoả đã được chấp nhận cho tất cả các cơ sở sản xuất trước khi xây dựng khu công nghiệp. Nhưng với một dự án lớn vận động cả nghìn tỷ bạc, xáo trộn xã hội và xâm phạm nặng môi trường thiên nhiên như dự án bauxit Tây Nguyên thì vấn đề khả thi phía Nhà Nước phải được đặt ra, phải có giải đáp và những giải đáp phải được đánh giá trước khi ra quyết định về tính thích đáng của dự án. Đòi hỏi đó hiển nhiên nên Quốc hội đã ra Nghị quyết 66/2006/QH11 ngày 29 06 2006, “Về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư”[xii].

Lợi ích của Nhà Nước và của nhân dân bao gồm những hiệu ứng ngoại của dự án. Những hiệu ứng ngoại gồm :

những khoản chi thu của Nhà Nước và của nhân dân có thể quy ra tiền tệ được mà chúng tôi trình bày ở phần này,

và những khoản không thể quy ra tiền tệ một cách khách quan, như là bình yên xã hội, toàn vẹn môi trường thiên nhiên và phát triển công nghệ mà chúng tôi sẽ trình bày ở những phần sau.

Về những khoản chi thu có thể quy ra tiền tệ được, chúng tôi không có đủ thông tin về dự án bauxit Tây Nguyên nên xin đặt vài câu hỏi liên quan đến hiệu ứng ngoại của dự án.

Đối với Nhà Nước :

chính phủ sẽ phải đầu tư bao nhiêu để hỗ trợ sự nảy sinh những việc làm gián tiếp từ dự án và bao nhiêu cho hạ tầng để tiếp nhận nhân khẩu phụ thêm sinh ra từ những việc làm trực tiếp và gián tiếp của dự án ?

những lao động mới, trực tiếp và gián tiếp và những cơ sở sản xuất mới sẽ trả bao nhiêu thuế thu nhập và chính phủ sẽ phải đầu tư và hàng năm chi thêm bao nhiêu về an sinh, giáo dục và đào tạo ?

chính phủ sẽ cử thêm bao nhiêu công chức (thanh tra lao động, thanh tra môi trường, thanh tra thuế, thanh tra xã hội, cảnh sát,…) và những công chức đó sẽ tốn bao nhiêu về đào tạo, đầu tư và bồi dưỡng ?

Đối với nhân dân :

dự án sẽ mang lại bao nhiêu thuế cho chính phủ và chính quyền địa phương ?

dự án sinh ra bao nhiêu việc làm trực tiếp và gián tiếp ?

những lao động mới này sẽ có bao nhiêu lợi nhuận (lương trực tiếp trả cho nhân viên cộng với lương gián tiếp an sinh và bồi dưỡng kỹ năng) và sẽ trả bao nhiêu thuế lợi tức cá nhân ?

Khả thi kỹ thuật

Về nội dung Quyết định 167/2007/QĐ TTg ngày 07 11 2007, “Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007   2015, có xét đến năm 2025”[xiii], chúng tôi xin đặt vài câu hỏi và xin phát biểu những quan điểm sau đây :

(a) Thủ tướng cho phép TKV thành lập một công ty cổ phần với sự tham gia của công ty alumin nước ngoài khai thác bauxit và sản phẩm alumin tại Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đăk Nông) và đặt hàng năm, công ty cổ phần này nộp ngân sách nhà nước 10 % lợi nhuận sau thuế của công ty (thương quyền của Chính phủ Việt Nam đối với mỏ bauxit)[xiv]. Lối tính thuế này không tuân theo Điều 34 của Luật Khoáng sản quy định “thuế tài nguyên khoáng sản được tính trên sản lượng khoáng sản thương phẩm thực tế khai thác được và theo giá bán” chứ không theo lợi nhuận sau thuế của công ty. Các nước khác đều quy định như vậy. Với những thủ đoạn  kế toán hoàn toàn hợp pháp và dựa trên quy định của thủ tướng, những xí nghiệp mỏ sẽ khai bao nhiêu lãi sau thuế để trả bao nhiêu thuế cho Nhà Nước ?

(b) Những hạng mục cung cấp điện, cung cấp nước, xử lý nước thải, sản xuất sút (hydroxyd natri), cryolith, hạ tầng và những phương tiện vận tải và bến cảng,… sẽ do tác nhân nào đầu tư và vận hành ? Giải đáp câu hỏi này sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ số lợi nhuận của TKV, lợi ích của Nhà Nước và tính công minh hai bên cùng có lợi của những hợp đồng hợp tác quốc tế.

(c) Trên phương diện quản lý công nghiệp người ta khai thác những nguồn tài nguyên nguyên liệu dễ khai thác nhất, dùng những phương tiện sản xuất có năng suất cao nhất và xâm nhập những thị trường có lợi nhất. Sau đó sẽ tuần tự xuống cấp khi trữ lượng tài nguyên giảm, phương tiện sản xuất tiến gần giới hạn của tiềm năng và thị trường chính gần bão hoà. Chúng tôi xin đề nghị hoãn lại sau 2025 nghiên cứu khả thi và thực hiện những dự án khai thác, chế biến bauxit quy mô vừa và nhỏ gồm các vùng Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và ven biển miền Trung. Trong khi chờ đợi, công tác thăm dò địa chất vẫn cần tiếp tục để sau này có thể tối ưu hoá khai đào. Trước mắt, tập trung vốn và nhân lực vào những dự án bauxit ở Tây Nguyên mang lợi tức nhiều và mau hơn.

(d) Về công suất các nhà máy chế biến, chúng tôi lấy lại công suất các nhà máy alumin là 6,4 đến 8,4 triệu tấn/năm ở giai đoạn 2007-2015 và 12,8 đến 18,0 triệu tấn/năm ở giai đoạn 2016 đến 2025 (phần III của Quyết định) trong khi đó công suất nhà máy điện phân chỉ là 0,2 đến 0,4 triệu tấn/năm ở giai đoạn 2007-2015 và thêm 0,2 đến 0,4 triệu tấn/năm ở giai đoạn 2016 đến 2025 (phần IV của Quyết định). Nếu áp dụng thông số kỹ thuật hai tấn alumin để chế biến thành một tấn nhôm thì công suất các nhà máy điện phân phải là 3,2 đến 4,2 triệu tấn/năm ở giai đoạn 2007 đến 2015 và 6,4 đến 9,0 triệu tấn/năm. Phải chăng chiến lược của chính phủ chỉ là xuất khẩu alumin chứ không xuất khẩu nhôm có giá trị thương mại cao hơn ? Nếu giả thuyết này đúng thì Quyết định 167/2007/QĐ TTg vi phạm Đoạn 4, Điều 5 của Luật Khoáng sản hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng.

(e) Chắc có lẽ chính phủ không quy hoạch điện phân nhôm tại vì nghĩ rằng Việt Nam đang thiếu điện và giá điện đắt. Suy nghĩ này không đúng do lầm lẫn giữa điện nhu yếu phẩm của người dân và điện nhân tố sản xuất. Điện nhu yếu phẩm ở Việt Nam hiếm và đắt vì Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không biết quy hoạch lâu dài và không biết tính kinh tế phân biệt chi phí lề và chi phí trung bình. Còn điện nhân tố sản xuất, nếu cần, thì phải xây nhà máy điện, sản lượng ưu tiên dành cho sản xuất và giá thành xung vào giá thành của sản phẩm. Cụ thể, nói rằng ở Tây Nguyên Trung Bộ thiếu điện để sản xuất và giá thành cao là một điều mà chúng tôi không thể tin được.

(f) Nếu tải 18,0 triệu tấn/năm thì hệ thống hậu cần phải có công suất 50.000 tấn/ngày. Một khối lượng như vậy chỉ có thể chở được bằng đường sắt. Nếu mỗi đoàn tàu xe hoả chở tối đa 2.000 tấn, mỗi ngày phải sẽ có tôi thiểu 25 chuyến tàu. Giả tỷ đường sắt hoạt động 24 giờ mỗi ngày (nghĩa là hoạt động không ngừng để bảo quản cấp I) thì mỗi giờ sẽ có khoảng hơn một chuyến đi và hơn một chuyến về. Với tần suất này, đường sắt sẽ phải là một đường chuyên dụng, nghĩa là không thể dùng vào việc khác ngoài việc chở sản phẩm của công ty khai thác mỏ. Vậy công suất chỉ cần vừa đủ để chở lượng alumin tối đa. Công suất 20 triệu tấn/năm là đủ rồi. Vì là một đường chuyên dụng, không cần phải liên kết với mạng đường sắt quốc tế và khổ đường không cần phải là khổ quốc tế 1.435 mm. Nếu chọn khổ 1.000 mm của đường sắt hiện nay thì tiết kiệm được ít nhất một phần ba vốn đầu tư và có thể dùng lại những đầu tàu hiện đang dùng trên đường Xuyên Việt.

(g) Với lượng hàng 50.000 tấn/ngày của một loại sản phẩm duy nhất (đây là alumin), người ta xây hải cảng chuyên dụng. Cũng như trên, công suất 20 triệu tấn/năm là đủ. Theo phương pháp quản lý đúng mức đúng lúc (lean and just in time management) hàng hoá phải được bốc lên tàu tối đa một ngày sau khi được chở đến hải cảng. Vậy cảng phải có khả năng vận chuyển 50.000 tấn/ngày và mỗi ngày tiếp năm chiếc tầu trọng tải 10.000 tấn. Như vậy cũng có nghĩa là không cần đến một cảng nước sâu. Nhưng hải cảng phải có cầu tàu và kè ngăn sóng kiên cố để cảng có thể hoạt động với bất kỳ thời tiết nào. Một cầu tàu phao như ở nhà máy lọc dầu Dung Quất không cho phép vận hành theo phương pháp đúng mức đúng lúc.

Chúng tôi không biết mũi Kê Gà, nơi dự định xây cảng trạm cuối, có hội đủ những điều kiện đó không. Những, hiện nay ở Kê Gà chỉ có một hải đăng với vài căn nhà xung quanh. Không có hoạt động công nghiệp gì để chứng minh xây một hải cảng công suất 18 triệu tấn/năm. Chúng tôi xin đề nghị đặt trạm cuối của đường sắt ở cụm cảng Phan Thiết để hưởng những hiệp đồng các cảng và khu công nghiệp hiện có xung quanh. Vận chuyển alumin không ô nhiễm thêm thị xã Phan Thiết và khu nghỉ dưỡng du lịch Mũi Né là bao nhiêu.

(h) Quyết định 167/2007/QĐ TTg không đề cập đến những nhà máy phụ trợ sản xuất xút, cryolit và điện cực bằng cacbon.

Người ta sản xuất xút bằng cách điện phân muối. Cực dương làm bằng titan và cực âm làm bằng thuỷ ngân. Quy trình này phải được kiểm soát kỹ vì thuỷ ngân là một chất ô nhiễm độc hại. Nhưng quy trình này sinh ra phụ phẩm khí clo và khí hydro có thể bán cho những xí nghiệp hoá học xung quanh nhà máy. Muối là nguyên liệu chính của quy trình. Nhờ nước biển và năng lượng mặt trời chúng ta có thể sản xuất muối với một giá rẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để có một nhà máy xút bảo đảm nhu cầu của ngành bauxit nhôm. Vì lý do tôi sẽ trình bày ở một phần sau; nhà máy xút nên đặt gần những nhà máy alumin trên Tây Nguyên. Nếu công suất tối ưu vượt nhu cầu, điều mà chúng tôi nghĩ không thể xảy ra, thì có thể xuất khẩu sản lượng xút có thừa.

Mỏ khoáng sản cryolit chỉ có ở Groenland với trữ lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thế giới. Nên ngành nhôm phải dùng cryolith nhân tạo. Quy trình này phức tạp nên cần vốn đầu tư cao. Chúng tôi xin đề nghị nhập khẩu cryolit, ít ra trong giai đoạn đầu.

Với nguồn than dồi dào, cung cấp cacbon để sản xuất điện cực không phải là một vấn đề cho chúng ta. Nhà máy này có thể đặt gần khu mỏ than Nông Sơn, Tỉnh Quảng Nam. Cũng như với nhà máy xút, chúng tôi nghĩ công suất tối ưu sẽ không vượt nhu cầu và nếu sản xuất thừa thì có thể xuất khẩu.

*

Nói chung thì những thông số do TKV và chính phủ không cung cấp rõ rệt tất cả những khoản đầu tư đã được phân chia ra sao cho những đối tác đầu tư và tác động ra sao cho ba đối tác, Nhà nước, nhân dân và chủ đầu tư TKV. Chúng tôi xin nêu hai giả thuyết :

(a) TKV và chính phủ đã không chân thực cung cấp đủ thông tin về nghiên cứu khả thi để nhân dân địa phương và các chuyên gia có thể kết luận rằng dự án bauxit Tây Nguyên khả thi hay không,

(b) nghiên cứu khả thi đã được thực hiện không kỹ làm cho cả ba đối tác của dự án chắc chắn đều sẽ bị thiệt.

Đặng Đình Cung

[i] Xin đề-nghị những đọc-giả quan-tâm đến toán kinh-tế công-cộng tham-khảo bài giảng của GS Jean-Dominique Lafay : “Calcul Econoimique Publique” đăng ở địa-chỉ Internet
http://laep.univ-paris1.fr/jdlafay/teaching/Ecopubno2002.pdf

hay đọc bài của Phạm Hải Vũ : “Bôxit Tây Nguyên và các vấn đề hạch toán kinh tế cần làm sáng tỏ” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.diendan.org/viet-nam/boxit-tay-nguyen/

[ii] Đặng Đình Cung :”Công-nghiệp khai-thác mỏ“, đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai15/200915_DangDinhCung.htm/

[iii]Sắt, Bauxit, Thiếc và Vàng” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=39&id=979

Dầu khí, Than và Năng lượng địa nhiệt” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=39&id=980

[iv] USGS : “Bauxite and alumina” đăng ở địa-chỉ Internet
http://minerals.usgs.gov/minerals/pubs/commodity/bauxite/mcs-2009-bauxi.pdf

[v] TCTK : “Quyết toán thu ngân sách Nhà nước” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=7369

TCTK : “Quyết toán chi ngân sách Nhà nước” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=7367

[vi] TCTK : “Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo ngành công nghiệp” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=391&idmid=3&ItemID=7563

[vii] Xin đề-nghị đọc-giả tham-khảo những văn-bản chính-thức nêu trong bài này ở trạm Internet “Hệ-thống Văn-bản Quy-phạm Pháp-luật” ở địa-chỉ
http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/index_html

[viii]Đánh giá lại hiệu quả của dự án bô-xít Tây Nguyên” đăng ở địa-chỉ Internet
http://vietbao.vn/Kinh-te/Danh-gia-lai-hieu-qua-cua-du-an-boxit-Tay-Nguyen/11105234/87/

[ix]Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô-xít Tây Nguyên” đăng ở địa-chỉ Internet
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/841067/

[x]Đánh giá lại hiệu quả của dự án bô-xít Tây Nguyên” đã trích-dẫn.

[xi] Công-văn 2728/VPCP-QHQT : “V/v cơ chế hợp tác đầu tư với nước ngoài và Thỏa thuận khung hợp tác với Tập đoàn BHP về phát triển các dự án bauxit-alumin” đăng ở địa-chỉ Internet
http://vinamin.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=332

[xii] Nghị-quyết 66/2006/QH11 : “Về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư” đăng ở địa-chỉ Internet
http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2006/200606/200606290002

[xiii] Quyết-định 167/2007/QĐ-TTg : “Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến năm 2025” đăng ở địa-chỉ Internet
http://www.moi.gov.vn/LDocument/Detail.asp?id=2322&Lf=1

[xiv]Hợp tác đầu tư với nước ngoài phát triển các dự án Bauxit-Alumin tại Tây Nguyên” đăng ở địa-chỉ Internet
http://chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,127902&_dad=portal&_schema=portal&pers_id=91524&item_id=7306442

Tự Do Cá Nhân Hôm Qua và Hôm Nay

Tự Do Cá Nhân Hôm Qua và Hôm Nay

Nguyễn Học Tập
Podova, Ý Quốc
13-08-2008

“Con người trong ý thức hệ dân chủ đa nguyên là một nhân vị, con người hoàn hảo ( personne intégrale)”
(J. Maritain, 1962)
Đọc các Hiến Pháp nhân bản Tây Âu, một trong những điều khoản quan trọng đầu tiên ai cũng phải chú ý đó là điều khoản đề cập đến Tự Do Cá Nhân.

Điều 2 Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức chẳng hạn đề cập đến tự do cá nhân bằng một mệnh đề ngắn ngủi như là một mệnh lệnh và là một điều khoản luật có giá trị bắt buộc:

– ” Tự do cá nhân bất khả xâm phạm”.( Điều 2, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Câu nói ngắn ngủi vừa kể là mệnh lệnh thứ 2, sau mệnh lệnh ” Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm” ,được tuyên bố ở điều một.

Cả hai mệnh lệnh trên được xác định bằng một tiểu đoạn nói lên sự xác tín và niềm tin của dân tộc Đức:

– ” Bởi vì dân tộc Đức nhìn nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hoà bình và công chính trên thế giới” ( Điều 1, đoạn 2, id.).

Chúng ta vừa nói rằng tự do cá nhân là một yếu tố quan trọng trong quan niệm nhân bản của các Hiến Pháp Tây Âu, bởi lẽ tự do cá nhân được đặt ở những điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp.

Hiến Pháp 1949 CHLBĐ đặt yếu tố trên ở điều 2, ngay sau khi vừa tuyên bố nguyên tắc căn bản tối quan trọng về nhân phẩm con người ở điều 1.

Không những vậy, ” Tự do cá nhân bất khả xâm phạm” là một điều khoản luật, có hiệu lực bắt buộc phải tuân hành đã được Hiến Pháp 1949 CHLBĐ đặt dưới quyền bảo trợ của lời tuyên bố điều luật về các quyền bất khả xâm phạm của con người:

– ” Các quyền căn bản được kể sau đây có hiệu lực bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp như là điều khoản luật bắt buộc trực tiếp” ( Điều 1, đoạn 3, id.).

Nhưng ” tự do cá nhân” là gì?

Một câu hỏi đơn sơ, nhưng câu trả lời phức tạp.

Bởi lẽ ” tự do cá nhân” là một quan niệm có từ ngàn xưa, từ lúc có con người, liên hệ trực tiếp với bản thể con người. Quan niệm về tự do cá nhân nói riêng và các quyền căn bản bất khả xâm phạm nói chung được viết thành văn bản và có hệ thống từ thế kỷ XVIII, trong

– Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776
– và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789.

Nhưng dấu vết của ước vọng con người cho mình có được tự do, chúng ta có thể tìm thấy trong sắc lệnh của hoàng gia Anh Habeas Corpus , hoàng gia dành cho mình quyền giải thoát các thần dân Anh khỏi quyền xét xử của các lãnh chúa trong vương quốc để cứu họ.
Dấu vết được viết thành văn bản trong Habeas Corpus , nhưng ước vọng con người được tự do không phải chỉ mới phát xuất từ đó, mà là hiện hữu từ lúc có con người.

Hơn ai hết, người Anh đã xác tín điều đó, nên nền tảng dân chủ và nhân bản của Quốc Gia đối với họ không phải chỉ là những gì được ghi trên các văn bản viết ra, mà là những gì tiềm tàng trong tâm thức con người, được thể hiện trong niềm tin và lối hành xử của con người theo tập tục qua bao thế hệ. Người Anh gọi niềm tin và lối hành xử đó trong tập quán là “Common Laws” ( Luật lệ chung, của mọi người theo tập tục).

Bởi đó chúng ta không lạ gì những Tuyên Ngôn, Thỉnh Nguyện, Khế Ước về nhân quyền như Magna Charta Libertatum 1215, Petition of Rights 1628, Bill of Rights 1689 , trên thực tế là những văn bản Hiến Pháp liệt kê các quyền và tự do người dân đòi buộc giới đương quyền phải tôn trọng, chỉ được người Anh viết ra như là những gì họ nhắc lại, nhìn nhận và xác quyết những điều đã có sẳn trong ” Common Laws”.

Như vậy ” tự do cá nhân” là gì?

Một câu hỏi không phải dễ trả lời, bởi lẽ tự do cá nhân hay các quyền bất khả xâm phạm của con người, cũng như thể chế dân chủ, tự do và nhân quyền là những sản phẩm của trí khôn con người, lược lọc, đúc kết qua bao nhiêu ước vọng và kinh nghiệm thực tế ( nhiều khi cả những kinh nghiệm đau buồn, tan tóc, bất hạnh) mới có được.
Những sản phẩm đó chắc chắn thế nào cũng còn mang dấu vết của những luồng tư tưởng, những phương thức sữa đổi quan niệm các thời đại đã qua và ước vọng hiện tại với những viễn kiến về tương lai.

Tự do cá nhân là gì?
Hegel đã trả lời một cách chí lý:

– ” Không có một tư tưởng nào có tính cách phổ quát và bất định như vậy, đa nghĩa và đa dạng, thích hợp để dễ lầm lẫn nhất, như tư tưởng về tự do” ( G.W.F. Hegel, Enciclopedia delle Scienze Filosofiche ( 1817), trad.it., Bari, 1967, § 482-442).

Quan niệm tự do được gán cho nhiều ý nghĩa nhiều khi trái ngược nhau, tự do:

– sự khiếm diện hoàn toàn của quyền lực và mọi điều kiện ảnh hưởng đến ý muốn của cá nhân,
– sự ý thức và tự ý hoà hợp ý muốn cá nhân vào trật tự của vũ trụ hoặc là vào nguyên lý thiết yếu của vũ trụ,
– không lệ thuộc bất cứ một luật lệ nào,
– tuân phục vào lề luật chính đáng và hợp lý,
– tham dự vào đời sống cộng đồng và chính trị,
– rút lui khỏi thế giới bên ngoài và ẩn mình vào chính bản ngã của mình,
– hành động theo khuynh hướng tự nhiên, bản năng tự nhiên của mình,
– kềm chế theo lẽ phải bản năng và khuynh hướng tự nhiên…

1 – Tự do theo quan niệm luật tự nhiên.

Một trong những ý thức mà ai trong chúng ta cũng cảm thấy là quan niệm tự do được định nghĩa trùng hợp với không bị cản trở, ảnh hưởng bất cứ từ đâu đến, tự do là ” khoảng trống không” ( vacuum ): không bị vướng líu với bất cứ một vật gì ( J.G. Gill, The Definition of Freedom, Ethics, 1971, vol.82, 1).
Quan niệm của định nghĩa vừa kể là quan niệm siêu hình học về tự do. Tự do cá nhân được quan niệm như là một phần nguyên lý thiết yếu điều hành vũ trụ, là tự do theo quan niệm luật tự nhiên.

Với định nghĩa vừa rồi, tự do được trình bày dưới hình thức tiêu cực: tự do là không bị áp bức, bắt buộc, không lệ thuộc quyền lực ngoại tại, là từ chối quyền lực Quốc Gia và hiệu lực của luật lệ.

Tự do cá nhân được coi là thành phần của một tổng thể tự do trong vũ trụ. Trong triết học và thần học, tổng thể tự do đó có thể là thiên nhiên hay bản tính cuả Thiên Chúa.

Tư tưởng vừa kể là tư tưởng định hướng cho cách quan niệm về tự do qua nhiều thế hệ.

Hậu quả của tư tưởng vừa kể là tự do đuợc quan niệm như là trạng thái vắng thiếu uy quyền của cộng đồng Quốc Gia và không bị luật lệ áp đặt ( rechtsleer Raum) : môi trường trong đó không ai có thể thiết lập thể chế, pháp luật không thể ra lệnh bắt buộc và không có cả liên hệ pháp luật ( res adiaphorae).

Áp dụng vào con người, đó là tự do của con người như cá nhân biệt lập và tự tại, của con người trừu tượng không liên hệ với xã hội cũng như luật pháp, là thành phần của vũ trụ thiên nhiên.

Con người đó chỉ được quan niệm theo bản tính nội tại của mình, chỉ liên hệ với chính lương tâm và ý chí của mình và chỉ có mối tương giao duy nhất là thành phần của tổng thể vũ trụ thiên nhiên hay nói như H. Kelsen:

– ” die Frage der Willensfreiheit sei ( ist) lediglich eine Angelegenheit des Selbsbewusstein”: vấn đề về ý chí tự do chỉ là vấn đề tự ý thức lương tâm của chính mình ( H. Kelsen, Kausalitaet und Zurechnung, in OezoeR, 1955. 133s, 137).

Qua câu nói vừa kể của H. Kelsen, chúng ta thấy rằng tự do cá nhân như là một thứ tự do hoàn toàn bất định hay tự do của một chủ thể tự là nguyên cớ tự do của chính mình:

– một chủ thể không chấp nhận ( và không thể chấp nhận) một mệnh lệnh của ai khác hơn là của chính mình.( N. Abbagnano, Dizionario di Filosofia, Torino, 1960, 511, 514).

Quan niệm tự do là khả năng của chính ý chí mình, có thể ra lệnh điều khiển các hoạt động của mình, đã có một ảnh hưởng rộng lớn đến các hoạt động kinh tế trong kinh tế tư bản và kiện toàn thể chế hiến định ở Hoa Kỳ và Anh Quốc trong thế kỷ XIX: tự do – tư hữu là viên đá nền tảng cho toà nhà luật pháp và xã hội.

Trong khi đó thì ở các quốc gia còn lại của Âu Châu, khoảng thời gian vừa kể là thời gian của độc tài chuyên chính, khó ai có thể định nghĩa được tự do cá nhân là tự do của một chủ thể tự lập, tự quyết định và chính lương tâm của mình điều khiển hành động của chính mình, nên tự do cá nhân được định nghĩa như là ý chí của cá nhân có chiều hướng đồng thuận với ý chí thượng đẳng của Quốc Gia. Quốc Gia được như là một nhân vật có ý chí lãnh đạo cho tất cả ( État-persone).

Một quan niệm khác phát xuất từ Cách Mạng Pháp 1789, thay vì quan niệm Quốc Gia như một chủ thể nhân vị như vừa kể, cho rằng Cộng Đồng Quốc Gia có ý muốn chung ( volonté générale du peuple), không biết có khác với ” tinh thần dân tộc” của chúng ta không, làm ý hướng chỉ đạo và quyết định cho mọi vấn đề của đất nước. Cá nhân chỉ có thể thật sự tự do, nếu ý muốn của cá nhân phù hợp với ý muốn chung đó.

Và rồi từ ” Quốc Gia Nhân Vị” ( État-persone) và ” ý muốn chung của dân chúng” (volonté générale du peuple) vừa kể, chúng ta sẽ không thấy khó khăn nào tổ chức Quốc Gia được tổ chức theo ” Quốc Gia Ban Hành Luật Pháp” ( État de legislation).

Trong ” Quốc Gia Ban Hành Luật Pháp” tự do cá nhân chỉ có chỗ đứng ở

– những khoảng trống ( vacuum), nơi mà quyền hành của Quốc Gia không muốn can dự vào ( trong các lãnh vực riêng tư),
– hoặc tự do cá nhân phải phù hợp với chủ trương của ” Quốc Gia nhân Vị ” hoặc ” ý muốn chung của dân chúng”.

Những từ ngữ chúng ta còn gặp được: ” theo luật lệ hiện hành, theo thể thức luật pháp ấn định” là những thành ngữ vết tích của tổ chức ” Quốc Gia Ban Hành Luật Pháp”.

Lằn ranh giới giữa những lãnh vực thuộc quyền lực công cộng của Quốc Gia và lãnh vực riêng tư hay khoản trống ( vacuum) rất bấp bênh.

Hơn nữa các tự do và quyền bất khả xâm phạm của con người được các Hiến Pháp lúc đó nêu lên ở Tiền Đề ( Préambule). Và do đó các cơ quan lập pháp ( Hội Đồng Lập Hiến cũng như Quốc Hội ) có quan niệm rằng những điều tuyên bố đó chỉ có tính cách tuyên bố để tuyên bố, tuyên bố như chương trình hành động, tuyên bố như những lời hứa đơn thuần chớ không phải là những chỉ thị có tính cách bắt buộc ( A. Esmein, Élement de droit constitutionel francais e comparé, V ed., Paris, 1909, 492s).

Hiểu được tình trạng bấp bênh đó của việc bảo vệ tự do cá nhân, chúng sẽ hiểu được tại sao tự do được tuyên bố dưới hình thức tiêu cực như là tình trạng cá nhân không bị cản trở, bị ảnh hưởng bất cứ từ đâu đến, tự do là khoản trống không bị vướng líu đối với bất cứ vật gì ( J.G. Gill, cit., id.).

2 – Tự do trong quan niệm khế ước.

Ngoài ra quan niệm luật tự nhiên vừa kể, ở Hoa Kỳ các quyền tự do bất khả xâm phạm của con người nói chung và tự do cá nhân nói riêng là một tập hợp hoà lẫn giữa hai luồng tư tưởng luật thiên nhiên và quan niệm theo khế ước ( contractualisme).

Việc tập hợp hòa lẫn giữa hai quan niệm trên bắt đầu từ Anh Quốc, kết quả của những cuộc tranh chấp về tôn giáo ở Anh, để biến thành một hệ thống duy nhất ( J.W. Allen, A History of Political Thought in the Sixteen Century, London, 1928, 210).

Hệ thống suy tư đó đã được các cộng đồng di cư từ Anh Quốc sang lập nghiệp ở Hoa Kỳ gìn giữ, mang theo và canh tân hóa để giải thích trong cuộc chung sống hợp chủng với nhiều niềm tin dị biệt.

Theo quan niêm khế ước thì

– nền tảng của các luật lệ chung sống với nhau trong một Quốc Gia là kết quả của một khế ước xã hội, một sự trao đổi long trọng vì lợi ích hổ tương cho nhau, được ký kết giữa những con người tự do như nhau.

Tuy nhiên khi giao ước với nhau, có những giá trị cá nhân hay những quyền căn bản bất khả nhượng không thể được đem ra để thương lượng để đi đến những luật lệ cá biệt cho cuộc chung sống văn minh, bởi vì đó là những quyền trên đó nền tảng cho cuộc sống xã hội có trật tự phải được xây dựng.

Và nền tảng cho các quyền bất khả vi phạm và bất khả thương lượng đó được phần lớn các Hiến Pháp Hoa Kỳ đặt trên nền tảng của một luật lệ siêu việt, được Thiên Chúa viết vào tâm khảm mỗi người khi sinh ra ( các quyền bẩm sinh).

Một đôi khi một vài quan niệm khác với đặc tính khế ước vừa kể cũng thể hiện ở một vài đoàn thể tôn giáo di cư đến đất Hoa Kỳ. Theo họ thì

– Quốc Gia như một cộng đồng hợp nhất liên kết thiêng liêng với nhau có mục đích thực hiện và tôn trọng những điều Chúa dạy, bảo đảm các quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo như là những quyền tối thượng và bất khả xâm phạm.

Dù sao đi nữa thì quan niệm tự do ở Anh Quốc là những điều khoản được viết trong các Charters of Rights như là

– những điều tuyên bố long trọng về các đặc ân và miển nhiểm của những con người tự do,

kết quả của những thoả ước giữa các quyền lực chính trị có thế giá trong lãnh thổ Quốc Gia ( nhà vua, các quân tước).
Nhưng những thoả ước vừa kể chính danh hoá các tự do cá nhân trong lãnh vực chính trị và luật pháp được người dân Anh xem như là những điều khoản công nhận các quyền của con người vẫn có trong tập tục cỗ xưa ( Common Laws)( E. Burke, Works, III. London, 1893, 321s).

3 – Tự do hiện thực trong pháp luật.

Chúng tôi vừa trình bày sơ qua những quan niệm chính về tự do trong quá khứ. Chắc chắn những giòng trình bày của chúng tôi còn nhiều thiếu sót. Nhưng mục đích của chúng tôi không phải là trình bày đầy đủ tiến trình lịch sữ của các quan niệm về tự do, cho bằng lược xét qua những tư tưởng đã qua để đánh giá đúng đắn hơn quan niệm tự do trong các nền dân chủ đa nguyên hiện đại.

Mục đích của quan niệm tự do hiện thực trong luật pháp của các quốc gia dân chủ đa nguyên hiện tại không phải là phê bình để chấp nhận hay đả phá

– các quan niệm tự do dựa trên luật thiên nhiên ( jusnaturalisme)
– hay tự do của của quan niệm khế ước

cho bằng biến quan niệm trừ tượng về con người thành con người với những giá trị của nhân phẩm mình, chủ thể trong hệ thống luật pháp hiện thực ( lois positives).

Con người trong quan niệm luật thiên nhiên là con người biệt lập, đứng riêng rẻ. Là con người của quan niệm tiền luật pháp, trước khi có tổ chức chính trị.

Địa vị cao thượng của con người đó phát xuất từ đâu,

– từ nguồn gốc cao cả được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được tham dự vào bản tính thần linh của Thiên Chúa, là con Thiên Chúa
– hay là thành phần của một thực thể vũ trụ hoàn hảo, tham dự vào lý trí siêu việt ( Raison) cai quản vũ trụ hay không, tiến trình hội nhập con người đó vào hệ thống luật pháp hiện thực không đặt thành vần đề.

Bởi lẽ những ý niệm vừa kể thuộc lãnh vực tôn giáo hay siêu hình học trong triết học.

Mối quan tâm về tự do của con người trong các thể chế dân chủ đa nguyên là

– làm thế nào sắp xếp cho con người có được chổ đứng, có tự do trong cộng đồng xã hội, giữa những chủ thể khác, cũng có cùng điạ vị và tự do như anh ta.

Nói cách khác, tự do của con người trong thể chế dân chủ là tự do xã hội,

– tự do được luật pháp thực định ( lois postives) xác nhận,
– được đặt nền tảng trên luật pháp
– và liên hệ với tự do của những chủ thể khác hay tự do tương đối ( V.H. Kelsen, La democrazia, trad.it., Bologna, 1966, 8.150s).

Việc biến đổi quan niệm tự do từ thể chế tiền dân chủ thành dân chủ, bắt buộc chúng ta phải định nghĩa lại những vấn đề then chốt ( Hautprobleme) như bản chất của Quốc Gia, thế nào là

– chủ thể pháp lý
– và tự do cá nhân là gì.

Không phải thế chế dân chủ chối bỏ tính cách tôn giáo của con người, nhưng vì là một thể chế có mục đích tổ chức và xếp đặt cho cuộc sống chung của con người trong xã hội được suôi chảy và thuận lợi, nên

– không thể đặt nền tảng của thể chế trên luật lệ siêu đẳng ( luật Thiên Chúa)
– hay trên luật tự nhiên ( Raison, lý trí siêu việt),
– mà trên một nền tảng luật thực định ( lois positive) cao đẳng, tức là Hiến Pháp.
Nói một cách đơn sơ
– Hiến Pháp là một khế ước ( Actum associationis) gồm những giá trị và những nguyên tắc căn bản xác định cuộc sống chung của một cộng đồng dân chúng được tổ chức theo một thể chế, đã được dân chúng đồng thuận phê chuẩn hay ký kết.

Trong Hiến Pháp thể chế dân chủ đa nguyên, con người với nhân phẩm của mình

– là chủ thể của các giá trị, được thiên phú cho các giá trị bất khả xâm phạm và bất khả nhượng do bản tính nhân loại của mình,
– để bảo đảm cho mình có một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.

Nhưng trong cuộc sống xã hội, con người với địa vị và giá trị của mình không phải chỉ là con người đơn độc, hoàn hảo, tròn trịa như một trái banh billard, không liên hệ, không ảnh hưởng và không chịu ảnh hưởng từ bất cứ ai, bất cứ từ đâu đến.

Con người trong Hiến Pháp dân chủ đa nguyên là con người với những giá trị thiên phú của mình, được đặt vào trong môi trường xã hội, chung sống với các chủ thể khác đồng đẳng với mình.

Nói cách khác, Hiến Pháp dân chủ đa nguyên là một văn bản ghi lại

– con người với địa vị và giá trị tối thượng của mình, được xếp đặt theo một bậc thang giá trị cùng với những chủ thể đồng đẳng khác thành hệ thống giá trị tối thượng, làm nền tảng cho thể chế tổ chức Quốc Gia.

Nếu con người

– của quan niệm luật tự nhiên là con người với nhân phẩm và giá trị tối thượng của mình, là con người hoàn hảo, tuyệt đối, nhưng đứng biệt lập,
– thì con người trong Hiến Pháp dân chủ đa nguyên là con người sống trong cộng đồng xã hội, chung sống với những con người khác, cũng là những chủ thể có nhân phẩm và giá trị tối thượng như mình.

Do đó, mặc dầu không có bất cứ điều kiện nào có thể làm tổn thương đến nhân phẩm của mình được Hiến Pháp chấp thuận, tự do cá nhân của con người phải được đặt trong một hệ thống giá trị liên hệ với tự do của các chủ thể khác, liên hệ với các giá trị tối thượng khác trong cuộc sống chung.

Nói cách khác, trong Hiến Pháp dân chủ đa nguyên, tự do cá nhân là tự do có giới hạn và tương đối.

Và hệ thống giá trị vừa kể của thể chế dân chủ đa nguyên được viết thành văn bản pháp luật trong các điều khoản luật thực định( lois positives) và được ghi trong Hiến Pháp.

So với các văn bản tuyên ngôn về quyền hạn của người dân , Bill of Rights hay với các Hiến Pháp các quốc gia tự do trước đệ II thế chiến ( Hiến Pháp Weimar 1919 Đức Quốc chẳng hạn), chúng ta sẽ thấy rằng các văn bản trên tuyên bố tự do và các quyền bất khả xâm phạm của con người như

– là những nguyên tắc tổng quát
– và nhường quyền lại cho cơ quan lập pháp thường nhiệm ( Quốc Hội) nhiệm vụ soạn thảo ra các đạo luật áp dụng.

Đọc các văn bản trên, chúng ta thấy các thành ngữ như

– ” quyền được bảo đảm” hoặc
– ” trong giới mức luật lệ hiện hành”,
– ” quyền là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, không ai có thể bị truất hữu, nếu không do luật pháp ấn định”.

Những thành ngữ vừa kể đã trở thành những cơ hội cho Hitler, Mussolini và nhiều nhân vật và chế độ độc tài khác ” …hiện hành và ấn định” tùy hỷ cho cách cai trị khát máu của họ với hàng chục triệu người bị hành huyết và xử tử trong các lò sát sinh.

Hiến Pháp hiện hành của các quốc gia dân chủ đa nguyên là những Hiến Pháp được viết ra trong máu và nước mắt của những kinh nghiệm vừa qua, nên không thể nào chỉ giới hạn tuyên bố suôn tự do và các quyền bất khả xâm phạm của con người, như là những nguyên tắc tổng quát và để cho ai muốn ” hiện hành và ấn định ” cách nào tùy hỷ.

Trước hết Hiến Pháp hiện hành của các quốc gia dân chủ đa nguyên là những Hiến Pháp

– dài và cứng rắn, chứa đựng những điều kiện gia trọng khó khăn đối những ai muốn sữa đổi và tu chính,

* ” Một đạo luật như vừa kể ( về tu chính Hiến Pháp), cần có sự chấp thuận của 2/3 thành viên Hạ Viện và 2/3 thành viên Thượng Viện” ( Điều 79, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức).

Một điều kiện như vừa kể không phải là điều kiện có thể dễ dàng hội đủ để có thể thực hiện.

– Ngoài ra còn có những nguyên tắc bất di dịch, không chấp nhận bị tu chính sữa đổi đối với bất cứ điều kiện nào:

* ” Không thể chấp nhận bất cứ một sự sữa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy, liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang và các Tiểu Bang, đến việc tham dự của các Tiểu Bang vào tiến trình lập pháp hay đến các nguyên tắc đã được tuyên bố ở điều 1 và điều 20″ ( Điều 79, đoạn 3, id.).

– cũng như cách tuyên bố các điều khoản Hiến Pháp thành những đạo luật có giá trị bắt buộc ( cfr. Nguyễn Học Tập, Con Người Trong Hiến Pháp Nhân Bản Tây Âu).

Nhưng điều nổi bật liên quan đến đề tài tự do cá nhân chúng ta đang bàn là tự do được đặt trong hoàn cảnh tương đối hoá, để có thể tổ chức cuộc sống chung xã hội.
Điều chúng tôi vừa nói được nêu lên một cách rỏ ràng, như:

– ” Mọi người có quyền phát triển con người của mình, miễn là không vi phạm đến quyền của người khác và vi phạm đối với thể chế hiến định và lề luật luân lý” ( Điều 2, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

– ” Quyền tự do phát biểu và truyền bá tư tưởng được xác định bằng những luật lệ tổng quát và theo các chỉ thị có mục đích bảo vệ thanh thiếu niên và quyền của con người được tôn trọng trong danh dự của mình” ( Điều 5, đoạn 2, id.).

– ” Sáng kiến cá nhân trong lãnh vực kinh tế không thể được thực hiện ngược lại với
xã hội hoặc có thể phương hại đến an ninh, tự do và nhân phẩm con người” ( Điều
41, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Những câu văn vừa kể cho thấy rằng tự do cá nhân là giá trị tối thượng trong tổ chức Quốc Gia dân chủ, được tương đối hoá đối với những giá trị tối thượng khác.

Tự do cá nhân không phải chỉ là không bị ảnh hưởng, không bị áp lực cưởng chế, không bị giới hạn bởi quyền lực tư nhân cũng như công cộng, theo quan niệm tự do tiêu cực.
Tự do trong thể chế dân chủ đa nguyên còn gồm cả

– tự do hành động một cách chính danh và hợp pháp với thẩm quyền và trách nhiệm của mình, để đạt đến một mục đích gì, hay tự do tích cực,

* trong đó người ngoại cuộc, một cá nhân khác, một tổ chức xã hội trung gian hay cơ chế Quốc Gia không những không được vi phạm ” Chính quyền không được…, không ai được…”,
* mà Quốc Gia còn có bổn phận phải can thiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có thể thực hiện được ước muốn chính đáng của mình:

– ” Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của người dân, không cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của Xứ Sở” ( Điều 3, đoạn 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Tự do cá nhân trong thể chế dân chủ đa nguyên không phải là tự do của một cá nhân biệt lập, mà là

– quyền tự do của con người đối với chính mình,
– đối với anh em mình cùng chung sống trong xã hội con người với mình,
– đối với các hoạt động của mình để mưu ích cho mình và cho cộng đồng xã hội anh em mình
– đối với Đấng Tối Cao, Đấng đã ban cho mình có thân xác, lý trí, lòng yêu chuộng tự do và ước vọng hạnh phúc vô tận, động lực làm cho mình vui tươi để sống và hăng say dồn tất cả khả năng để tìm hạnh phúc.

Con người trong ý thức hệ dân chủ đa nguyên là một nhân vị, con người hoàn hảo ( personne intégrale) có ba chiều hướng để triển nở :

– triển nở nội tâm cho chính mình,
– triển nở chiều cao liên hệ với Đấng Tối Cao
– và triển nở chiều rộng trong liên hệ với anh em ( J. Maritain, Umanesimo Integrale, trad.it., Torino, 1962, cap.IV).