NHỮNG BÀI THƠ VIẾT VỀ VỤ CÁ CHẾT Ở MIỀN TRUNG

Thơ cá chết ở miền Trung

thương cảm cảnh đời cơ cực của ngư dân, bạn Lại Huyền Châu sáng tác bài thơ gửi tặng quê hương miền Trung với lời thơ rất tha thiết:

“Ai khóc dùm cho Biển một lời không?
Ai trả lời đi ! Biển quê mình sao vậy ???
Ai thấy gì không? Biển đang chết đấy !
Biển oằn mình, vọng mãi tiếng cầu van !

Miền Trung ơi, nắng cháy mưa ngàn
Biển bạc thân thương cho vàn thứ cá
Đánh bắt gần xa, cá về ấm dạ
Giờ chết bạt ngàn. Cá chết bởi vì đâu ???

Tiếp tục đọc

Tị nạn việt nam – Bến bờ tự do

Tị nạn việt nam – Bến bờ tự do

 

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ 1975 đến 1997, tổng cộng khoảng 839.000 người Việt Nam đã vượt biển trên những chiếc thuyền mong manh, tấp vào các trại tị nạn thuộc các quốc gia trong khu vực. Vẫn theo ước tính của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, trong số 839.000 thuyền nhân đó, ít nhất 10% bỏ mạng ngoài khơi, vĩnh viễn không bao giờ tới miền đất hứa.

Thuyền Nhân cũng là một giai đoạn lịch sử chưa thể sang trang, không thể sang trang, mà phải được ghi chép lại bằng mọi cách

Sau 30 tháng Tư 1975, thuyền nhân, vượt biển, người tị nạn Việt Nam, đột nhiên biến thành tâm điểm sự chú ý của thế giới. Bốn mươi năm qua rồi mà câu chuyện thuyền nhân vẫn chưa thể sang trang. Với những người ngồi xuống và viết lại hoặc thu thập lại tài liệu hay hồ sơ thuyền nhân Việt bao năm qua, đây là công việc không thể không làm dù như phải xoáy thêm con dao vào vết thương hãy còn rỉ máu.

Tị nạn việt nam – Bến bờ tự do – DVD1

Tiếp tục đọc

Tiểu sử cuộc đời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm (Hán tự: 吳廷琰) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình quyền quý theo Công giáo ở Việt Nam, tên thánh của ông là Jean Baptiste (Gioan Baotixita).

Gia đình

Theo các tài liệu lịch sử đã được công bố, Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3 tháng 1 năm 1901 tại Huế trong một gia đình công giáo danh vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Thân phụ là cụ ông Ngô Đình Khả và thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thân, nguyên quán làng Đại Phong, Huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, Trung Phần Việt Nam. Cụ Ngô Đình Khả là Thượng Thư triều đình Huế kiêm Phụ Đạo Đại Thần và cũng là Cố Vấn của vua Thành Thái.

Tiếp tục đọc

Giáo dục ở Việt Nam

Nhức nhối chuyện giáo dục ở Việt Nam

VietTuSaiGon

14-3-2016

Việt Nam là nước nghèo, dù đứng trên góc độ nào vẫn không thể chối bỏ thực trạng nghèo khổ và lạc hậu. Nhưng đáng sợ hơn cả là đất nước hình chữ S này lại gánh chịu trên đôi vai vốn gầy gò của mình cái gánh y tế và giáo dục quá tồi, hỏng hóc và vô luận. Chỉ có thể nói vậy!

Chuyện mất đạo đức của ngành y tế có thể xem như hết thuốc chữa, chỉ mong vào những thế hệ sau. Nhưng để có những thế hệ sau tốt hơn thì ngay từ bây giờ phải có một nền giáo dục tốt, một nền giáo dục đào tạo ra những con người đúng nghĩa chứ không phải những cái máy, những con vẹt hay những cá thể mang thần kinh khốn nạn (nói theo cách của giáo sư Ngô Bảo Châu).

Tiếp tục đọc

Việt Nam Tiến Tới 2035

Việt Nam Tiến Tới 2035

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 160224

“Diễn đàn Kinh tế”

000_Hkg10257027-622

Trong 20 năm kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng 7% một năm – rất khó nếu còn bị bó vì đảng

* Hôm 23/2/2016, Ngân hàng Thế giới vừa công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035. AFP * 

Hôm Thứ Ba, Ngân hàng Thế giới vừa công bố  bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những khuyến nghị cải cách qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Phải tăng trưởng 7% một năm

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Ba 23, Ngân hàng Thế giới vừa phổ biến một tập sách có tiêu đề là “Việt Nam 2035 – Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”. Đây là kết quả nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện từ giữa năm 2014 với sự tham gia của các chuyên viên quốc tế và Việt Nam nhằm đưa ra những khuyến cáo về đường hướng cải cách cho Việt Nam. Đã tham khảo báo cáo này cùng nhiều phúc trình trước đó của các định chế quốc té, ông nghĩ sao về những hướng cải cách đã được chính Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Jim Yong Kim nhấn mạnh khi cho công bố tập sách này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa là về bối cảnh thì Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam thỏa thuận tiến hành dự án nghiên cứu hỗn hợp này từ Tháng Bảy năm 2014 do nguồn viện trợ của Chính phủ Úc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh, với phần đóng góp kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế, cán bộ Việt Nam cùng nhiều nhà tư vấn độc lập. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là giúp Việt Nam thực hiện một lộ trình cải cách để trong 20 năm nữa sẽ đưa Việt Nam vào tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình.

Một cách ngắn gọn cho dễ nhớ thì nếu cải cách, từ lợi tức bình quân của một người dân hiện ở khoảng hai nghìn đô la một năm đến năm 2035 sẽ được bảy nghìn đồng. Nếu không thì chỉ được tối đa là bốn nghìn rưởi.Nguyễn-Xuân Nghĩa

Tiếp tục đọc

Nhựt Bổn Những Nghịch Lý

Học Chuyện Người Hành Việc Ta:

Nhựt Bổn Những Nghịch Lý

2014 MAY 5 PhanVanSong-300

 

Bài 1: Tấm Gương Phấn Đấu

Đầu năm tây, tàn năm ta, trong không khí dỡ dỡ ương ương, của tình hình của thế giới và cũng không giống ai, của cả quê nhà. Ở Tây, ở Mỹ, cũng vậy, nào Mỹ thì chạy đua tranh chức Tổng thống, nàoTây thì chạy đua, tranh chức vụ, chánh trị lãnh đạo tương lai, đấu đá nhau, trong khi nhiệm kỳ chưa mãn, nhiệm vụ đương nhiệm chưa lo xong. Còn ở quê mình, thì bọn lãnh đạo quê ta cũng vậy, chỉ biết giành nhau, tranh chức, tranh chổ ngồi với nhau, giặc ngoài bất kể nạn ngoại xâm hán hóa, thù trong chẳng thấy nhưng Công An vẫn đánh đập đàn áp người dân, công dân mình, 40 năm hòa bình có đó, nhưng tương lai mù mịt, vẫn lo chạy gạo từng bửa, từng ngày. Tóm lại, Mỹ Tây Đức Ta gì cũng không khá cả ! Thế giới Âu Tây đang trong tình trạng chiến tranh. Một cuộc chiến mới, không khai chiến rõ ràng. Xưa kia, chiến tranh có biên giới, đánh nhau giữa các quốc gia, có quân phục rõ ràng. Nay đánh nhau với một bọn khủng bố, đánh nhau với cả một văn hóa, với cả một tôn giáo, nhưng không thể, nói ra được, sợ kẹt giỏ, hổng được hoàn toàn đạo đức chánh trị – polically correctness-politiquement correct.

Tiếp tục đọc

TÁO QUÂN PHẢN ĐỘNG

TÁO QUÂN PHẢN ĐỘNG

Ảnh Thu Nhỏ

Hé lô đồng chí Ngọc Hoàng
Táo theo phản động bỏ ngang buổi chầu
Táo nhờ Mập viết vài câu
Post lên phây búc để tâu cả làng:
Chính trị ta vẫn hai hàng
Sáng qua tàu cộng tối sang Hoa Kỳ
Biển đảo ta đếch còn gì
Ngư dân đánh bắt một đi không về
hồ thành bá tánh ê chề
Nước ngập tới háng cá Trê đầy nhà
Lụt lội luôn cả Biên Hòa
Vì Toàn Thịnh Phát xây nhà lấp sông
Hà thành lâm tặc tấn công
Đường phố nham nhở như mông bà già

Tiếp tục đọc

14 điều răn của cổ nhân

14 điều răn của nhà Phật 

Trích lời Kinh Phật, Hoà thượng Kim Cương Tử (1914 – 2001)

Xã hi phát trin đến mc nào đi na thì nhng giá tr truyn thng phương Đông, tc là ci ngun văn hóa ca mi dân tc Châu Á vn cn phi được bo tn và trân trng. Tuy là vn c, nhưng nếu xét v nhân sinh quan đi vi con người hin đi thì dường như không c chút nào hay nói đúng hơn là câu ch cũ, còn ý nghĩa thc tế vn hoàn toàn mi m.

Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm, vì như sách “Minh tâm bảo giám” nhận xét: “Người xưa tuy hình dáng như thú, nhưng lòng như có đại thánh ở trong. Người nay tuy hình dáng người nhưng lòng lại thú, biết đâu mà lường. Có lòng không có tướng, tướng sẽ tự lòng mà sinh ra. Có tướng mà không có lòng, tướng sẽ theo lòng mà mất đi”. Phải chăng, vì lẽ ấy mà vô số điều khuyên răn của các bậc tiền bối vô cùng hữu ích cho cách đối nhân xử thế của những người chịu ảnh hưởng giáo dục của Nho giáo, Phật giáo. Tựu trung lại, đó chính là những tâm bệnh như sau:

  1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

Không có k thù nào to ln và nguy him bng chính bn thân ta. Tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt qua nổi. Thật là nghịch lý khi bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua. Nhưng, khi trong tâm có bệnh thì lại chịu thua, như dao sắc không gọt được chuôi vậy. Đúng như nhận định trong thế giới có bốn điều tự hủy hoại là: Cây nhiều hoa, quả nặng quá, sẽ gãy cành, rắn độc mang nọc độc nhưng lại bị giết để lấy nọc, kẻ làm việc nước không hiền tài, thì sẽ hại dân hại nước, kẻ làm điều bất thiện sẽ bị quả báo, cho nên sách Kinh dạy rằng: “Sự độc ác do tâm sinh ra, sẽ quay lại tự hại bản thân mình, cũng như sắt tạo ra chất gỉ rồi chất han gỉ ấy sẽ tiêu hủy dần thân hình của sắt”. Suy nghĩ xa hơn và kỹ hơn về giáo lý ấy thì càng rõ, nếu ta không vượt qua được chính bản năng của mình thì lương tâm và trí tuệ, lương tâm và trí tuệ của ta cũng sẽ bị xói mòn mục ruỗng, chẳng mấy chốc mà thành phế nhân. Ngạn ngữ vẫn cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội dung bên trong hoặc phần tinh thần không nhìn thấy được ấy mới quyết định bản chất của một chính nhân thực thụ, bởi đơn giản là: “Con người biểu lộ tính ưu việt của mình ở bên trong, chỉ có con vật mới lộ ra bên ngoài thôi”.

Tiếp tục đọc

Danh Sách 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam

Danh Sách 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam

117 Vietnamese Martyrs

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Danh Sách 117 Thánh Tử Ðạo Việt Nam, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II Tuyên Phong Thánh tại Rôma ngày 19/06/1988:

  1. Anrê Trần An Dũng Lạc, Sinh năm 1795 tại Bắc Ninh, Linh mục, bị xử trảm ngày 21/12/1839 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 21/12.
  2. Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), Sinh năm 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh, Thầy giảng, chết rũ tù ngày 15/07/1855 tại Mỹ Tho dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, lễ kính vào ngày 15/07.
  3. Anrê Trần Văn Trông, Sinh năm 1808 tại Kim Long, Huế, Binh Sĩ, bị xử trảm ngày 28/11/1835 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 28/11.
  4. Anrê Tường, Sinh tại Ngọc Cục, Xuân Trường, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, lễ kính vào ngày 16/06.
  5. Antôn Nguyễn Ðích, Sinh tại Chi Long, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 12/08/1838 tại Bẩy Mẫu dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/08.
  6. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm), Sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình, Y sĩ, bị xử giảo ngày 10/07/1840 tại Ðồng Hới dưới đời vua Minh Mạng, đước phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 10/07.
  7. Augustinô Schoeffler (Ðông), Sinh năm 1822 tại Mittelbonn, Nancy, Pháp, Linh Mục Thừa sai người Pháp, Hội Thừa Sai Paris, bị xử trảm ngày 1/05/1851 tại Sơn Tây dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Lêô XIII, lễ kính vào ngày 1/05.
  8. Augustinô Phan Viết Huy, Sinh năm 1795 tại Hạ Linh, Bùi Chu, Binh Sĩ, Giáo dân dòng ba, bị xử lăng trì ngày 12/06/1839 tại Thừa Thiên dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 12/06.
  9. Augustinô Nguyễn Văn Mới, Sinh năm 1806 tại Phù Trang, Nam Ðịnh, Giáo dân, dòng ba Ða Minh, bị xử giảo ngày 19/12/1839 tại Cổ Mê dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 19/12.
  10. Tiếp tục đọc

Tết Truyền Thống Việt Nam

Tết c truyn Vit Nam

Tết của Việt Nam (hay còn gọi đầy đủ là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam được hình thành từ nền văn minh lúa nước và đời sống nông nghiệp của dân tộc Việt.

Chữ “Tết” do chữ “Tiết” (節) mà thành.[1] Tết cổ truyền cũng được gọi là “Tết Nguyên đán”. Hai chữ “Nguyên đán” (元旦) có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán“.

Tết cổ truyền của Việt Nam được người Trung Quốc hiện nay gọi là Xuân tiết (春節) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年), còn tết của Trung Quốc ngày nay lại là Tết dương lịch tức ngày 1 tháng 1 hằng năm. Nhưng với cộng đồng người Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông hay nhiều nước khác, Tết Nguyên Đán vẫn là tết cổ truyền của họ. Điều này cũng phản ánh Tết không phải của người Hoa Bắc và vùng Hoa Nam (Đài Loan, Hồng Kông, Quảng Châu…) vốn là đất Việt xưa.

Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa khác.

Lịch sửNguồn gốc ra đời

Tết cổ truyền Việt Nam là một lễ hội truyền thống có liên quan đến việc trồng cấy cây nông nghiệp trong tập tục của người Việt cổ. Cụ thể hơn Tết cổ truyền (Tết Cả) có từ thời Hồng Bàng, trước cả thời Hùng Vương, trong đó nổi bật là câu chuyện Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày mừng Tết vua Hùng. Điều đó thể hiện Tết cổ truyền Việt Nam đã có gần 5000 năm.

Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam

Truyền thuyết và lịch sử cho thấy, họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6.

Tiếp tục đọc